Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

(Khoa học kì thú)Ba chảo lửa nóng hơn 50 độ vẫn có người sống

Thứ năm, 8/6/2017 | 21:00 GMT+7

|

Thứ năm, 8/6/2017 | 21:00 GMT+7

Một số khu vực ở Ethiopia và Libya có nhiệt độ thường xuyên vượt ngưỡng 50 độ C nhưng vẫn có người sinh sống.


Lạc đà chở muối ở vùng Danakil

Lòng chảo Danakil, Ethiopia
Lòng chảo Danakil là nơi nóng nhất, khô nhất và thấp nhất hành tinh. Khu vực này nằm ở tỉnh Afar phía đông bắc Ethiopia, gần biên giới giáp Eritrea. Bất chấp thời tiết vô cùng khắc nghiệt, người dân Afar vẫn sinh sống và coi nơi đây là nhà, theo BBC. Ảnh: Vivien Cumming.

Nhiệt độ trung bình năm tại lòng chảo Danakil là 34,4 độ C, nhưng lượng mưa hàng năm trút xuống khu vực chỉ ở mức 100-200 mm. Lòng chảo Danakil còn là một trong những nơi thấp nhất thế giới với độ sâu 125 m dưới mực nước biển. Tất cả điều kiện trên góp phần tạo nên môi trường bất lợi nhất cho sự sống. Ảnh: Vivien Cumming.

Tại Danakil, người dân kiếm sống bằng nghề khai thác muối để đổi lấy thực phẩm, nước uống và những nhu yếu phẩm khác. Khu mỏ muối có nhiệt độ rất cao, thường trên 50 độ C. Người dân Ethiopia dùng tay trần để khai thác muối, sau đó chất lên lưng lạc đà và chuyển tới vùng khác để bán. Ảnh: Vivien Cumming.

Al’Aziziyah, Libya
Al’Aziziya là một thị trấn nhỏ, thủ phủ của quận Jafara ở miền tây bắc Libya, cũng là trung tâm thương mại quan trọng trên thảo nguyên Sahel Jeffare. Đây là một trong những nơi nóng nhất thế giới có người sinh sống, với dân số gần 24.000 người năm 2006. Ảnh: Flickr.

Nhiệt độ kỷ lục được ghi nhận tại Al’Aziziya là 57,8 độ C vào ngày 13/9/1922. Tuy kết quả đo vẫn còn gây tranh cãi, mức nhiệt trên được xem là cao nhất thế giới. Ảnh: YouTube.

Người dân Al’Aziziya nghỉ ngơi dưới bóng râm để tránh nóng. Ảnh: Framepool.

Ghudamis, Libya

Ghudamis, hay còn gọi là Ghadames, là thị trấn ốc đảo nằm ở miền tây Libya. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận tại đây là 55 độ C. Người dân thường xây nhà bằng cây cọ và bùn để chống chọi những đợt bão cát và gió nóng táp vào mặt.

Các ngôi nhà hình mái vòm kiên cố giúp người dân trụ được trong thời tiết khắc nghiệt ở Ghudamis khi ban ngày rất nóng và đêm rất lạnh.


Kiến trúc ở Ghudamis, Libya

Phương Hoa

Xem thêm:
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét