Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

(Khoa học kì thú)Những loài vật xấu xí nhất trên Trái Đất

Thứ hai, 31/10/2016 | 21:20 GMT+7

|

Thứ hai, 31/10/2016 | 21:20 GMT+7

Trong quá trình tiến hóa, nhiều loài động vật trở nên đẹp và rực rỡ hơn, nhưng cũng có những loài lại mang vẻ ngoài không hề hấp dẫn.

Khỉ aye-aye (Daubentonia madagascariensis), là một loài vượn cáo sống về đêm và thường có ngón tay giữa dài, gọi là ngón chỉ hầu. Loài này chuyên ăn ấu trùng sống bên dưới vỏ cây. Chúng gõ vào gỗ để tìm thức ăn, sau đó tước vỏ cây và sử dụng ngón giữa để moi con mồi. Ảnh: Imgur.

Chuột chũi mũi sao (Condylura cristata) là một loài chuột chũi nhỏ ở Canada. Loài này có những chiếc tua kỳ dị cực nhạy mọc trên mặt, dùng để dò đường. Ảnh: Synapsebristol.

Cá nhám mang xếp (Chlamydoselachus anguineus) là một loài cá mập quý hiếm sống ở vùng biển sâu. Với bộ hàm rộng, chúng có thể nuốt trọn con mồi cỡ lớn. Ảnh: Wikimedia.

Loài cá Linophryne thuộc bộ cá vây chân, sử dụng mồi giả để nhử các con mồi. Ảnh: Flickr.

Thuộc loài cá vây chân có lông, cá cóc (Antennarius striatus) là chuyên gia ngụy trang. Nó sử dụng chiến thuật nhử để thu hút con mồi. Ảnh: Tony Wu.

Cá phát sáng (Linophryne arborifera) là một loài khác thuộc bộ cá vây chân. Trong loài này, con đực nhỏ hơn nhiều so với con cái và chúng thường bám chặt vĩnh viễn vào cơ thể con cái. Ảnh: Regan.

Chuột chũi nước (Pyrenean desman) có họ hàng với loài chuột chũi và chuột chù. Nó sử dụng chiếc mũi dài bất thường để tìm thức ăn dưới bùn và các hố. Ảnh: Wikipedia.

Kền kền gà tây (Torgos tracheliotos) sống ở châu Phi và các vùng lân cận. Chiếc đầu trụi lông của nó điển hình cho loài chim ăn xác chết. Ảnh: Frans Lanting.

Dơi đầu búa (Hypsignathus monstrosus) được tìm thấy ở vùng xích đạo châu Phi. Con đực có phần đầu to bất thường dùng để tạo ra âm thanh lớn thu hút con cái. Ảnh: Flickr.

Khỉ vòi (Nasalis larvatus) chỉ được tìm thấy trên đảo Borneo. Đây là một loài có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống bị hủy hoại. Ảnh: Flickr.

Cá rắn Viper (Chauliodus sloani) thuộc họ cá rồng. Tổ chức kỷ lục thế giới Guiness công nhận đây là loài cá có răng lớn nhất thế giới so với kích thước đầu chúng. Ảnh: Flickr.

Cá sao Nhật (Uranoscopus sulphureus) thuộc nhóm cá có mắt ở trên đỉnh đầu, thay vì ở hai bên. Chúng tự vùi mình dưới cát để rình tấn công những con mồi bơi ngang qua. Ảnh: Telegraph.

Xem thêm: 

  • (26/10/2016)
  • (10/9/2016)
  • (23/10/2016)
  • (6/10/2016)
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Hóa thạch quái vật biển 75 triệu năm nguyên dấu răng kẻ thù

hoa-thach-quai-vat-bien-75-trieu-nam-nguyen-dau-rang-ke-thu

Hai con thương long có thể giao chiến giành quyền ghép đôi. Ảnh minh họa: Tumblr.

Các nhà cổ sinh vật học Mỹ phát hiện một hóa thạch của thương long (mosasaur) với chiếc răng cắm trên mặt, dấu tích lưu lại từ một cuộc tấn công, Fox News hôm 28/10 đưa tin.

"Mẫu vật cho thấy bằng chứng trực tiếp và rõ ràng về vết cắn không gây tử vong giữa những con thương long", Takuya Konishi, trợ lý giáo sư ở Đại học Cincinnati, Ohio, báo cáo tại cuộc họp thường niên lần thứ 76 của Hiệp hội Cổ sinh vật học Động vật có xương sống.

Một công ty khai thác mỏ phát hiện mẫu vật thương long dài 6,4 m ở phía nam Alberta, Canada năm 2012 và thông báo cho Bảo tàng cổ sinh vật học Royal Tyrrell. Các nhà nghiên cứu ở bảo tàng dành hai năm làm sạch hóa thạch. "Trong suốt thời gian đó, đặc điểm hình dáng độc đáo của mẫu vật trở nên rõ ràng. Nó có một chiếc răng của con thương long khác cắm ở hàm dưới. Tất cả chúng tôi đều kinh ngạc và bắt đầu nghiên cứu nó", Konishi nói.

Hóa thạch thương long 74,8 triệu năm tuổi có đầy đủ khớp, có nghĩa toàn bộ xương của nó được bảo quản tại nơi tìm thấy. Phân tích giải phẫu và chụp cắt lớp trên máy vi tính chỉ ra con vật thuộc loài Mosasaurusgenus, Konishi cho biết.

Dấu vết của cuộc tấn công bao gồm ba thương tích và chiếc răng lưu lại, có thể quan sát rõ ở nửa trái mặt con vật. Cả ba vết thương đều có dấu hiệu tái tạo lại xương, chứng tỏ con thương long vẫn sống sót sau vụ tấn công và hồi phục trước khi chết.

Tuy nhiên, có hai loài thương long sống trong khu vực tìm thấy mẫu vật và lúc đầu các nhà nghiên cứu chưa rõ chiếc răng thuộc về loài nào. Thương long họ Prognathodon có hàm răng khỏe, có thể nhai được mai rùa nên chúng khó bị gãy răng trong lúc tấn công con khác, Konishi suy đoán.

Ngược lại, thương long họ Mosasaurus có nhiều khả năng gây ra vụ tấn công hơn bởi loài này có những chiếc răng dài nhọn và dễ gãy. Nhóm nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về những vết cắn ở nửa mặt còn lại, cho thấy thủ phạm tấn công con vật từ phía bên dưới.

Theo Konishi, cuộc chiến giữa hai con thương long có thể do cạnh tranh giành quyền giao phối. Thương long có họ với loài thằn lằn có vảy. Tuy thương long đã tuyệt chủng, loài họ hàng xa của chúng là quái vật gila (Heloderma suspectum) nổi tiếng với những cuộc chiến giành con cái. Quái vật gila đực thường cắn dưới họng đối thủ để ngăn kẻ thù cắn trả.

"Có thể con thương long để lại chiếc răng trên mẫu vật cũng sử dụng chiến thuật tương tự với lực cắn từ một bên hàm, đủ mạnh để đánh bại kẻ thù nhưng không giết chết nó", Konishi kết luận.

Xem thêm: 

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Robot nhún nhảy, đá bóng theo khả năng lập trình của trẻ em

Robotical, công ty sản xuất người máy của Anh, chế tạo thành công robot Marty giúp trẻ em học lập trình, Quartz hôm 30/10 đưa tin.

Những đứa trẻ có thể viết phần mềm điều khiển Marty bằng cách sử dụng Scratch, một ngôn ngữ lập trình đồ họa cho phép chúng kéo và thả các lệnh để lập trình chuyển động của robot. 

Robot Marty có thể đi, nhảy, thậm chí là đá bóng. Công ty Robotical đã giảm chi phí sản xuất và khiến việc lập trình Marty trở nên dễ dàng bằng cách lắp ít mô tơ trong chân của Marty hơn các robot hai chân khác. 

"Tôi hy vọng Marty sẽ là công cụ học tập có giá cả phải chăng, tạo hứng thú về kỹ thuật và lập trình cho trẻ nhỏ", Alexander Enoch, người chế tạo Marty, chia sẻ.

Công ty Robotical dự kiến bán Marty ra thị trường vào năm 2017 với mức giá khoảng 120 USD.

Xem thêm: 

Hiền Anh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Robot đoán trước chính xác phán quyết của quan tòa

robot-doan-truoc-chinh-xac-phan-quyet-cua-quan-toa

AI có thể dự đoán chính xác 79% phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu. Ảnh: Posteriori.

Nhóm nghiên cứu đến từ ba trường đại học của Anh thiết kế một thuật toán máy tính có thể dự đoán phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECtHR) với độ chính xác là 79%, IFL Science dẫn báo cáo công bố trên tạp chí Peerj Computer Science hôm 24/10 cho biết.

Để tạo ra trí tuệ nhân tạo này, nhóm nghiên cứu đã huấn luyện một máy tính xác định mô hình chung từ 584 hồ sơ vụ án được xét xử theo điều 3, 6, 8 của Công ước châu Âu về Nhân quyền, đề cập đến quyền không bị tra tấn, xét xử công bằng và các quyền riêng tư tương ứng.

Bằng cách đối chiếu giữa các mô hình trong số hồ sơ này và kết quả xử án, cỗ máy sau đó có thể dự đoán chính xác quyết định của tòa án trong gần 80% trường hợp.

Thuật toán đưa ra kết quả đáng tin nhất khi phân tích tiểu mục "Hoàn cảnh", chứa đựng các chi tiết liên quan đến hành động và sự kiện xung quanh một trường hợp cụ thể. Ngược lại, tiểu mục "Luật" đề cập đến các lập luận pháp lý đưa ra bởi hai bên, là phần mà nó đưa ra tỷ lệ dự đoán chính xác thấp nhất.

Từ đó, nhóm nghiên cứu kết luận các thẩm phán của ECtHR là những người theo thuyết duy thực hơn là chủ nghĩa hình thức, nghĩa là quyết định của họ dựa trên các tình tiết thực tế nhiều hơn là khuôn khổ pháp lý. 

Với thành công của nghiên cứu này, Nikolaos Aletras, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết robot mang trí tuệ nhân tạo có thể trở thành công cụ quan trọng để xác định trường hợp nào nhiều khả năng vi phạm Công ước châu Âu về Nhân quyền. Công nghệ này có thể giúp tòa án xét xử hiệu quả hơn bằng cách xác định khả năng thắng, thua của các trường hợp, thậm chí trước khi họ ra tòa.

"Trí tuệ nhân tạo sẽ không thay thế thẩm phán và luật sư nhưng họ có thể thấy chúng hữu ích để xác định khuôn mẫu trong các trường hợp có cùng kết quả nhất định", Aletras giải thích.

AI đặc biệt hữu ích đối với các trường hợp khiếu nại phán quyết của ECtHR bởi nó sẽ cho luật sư và thẩm phán một nhận định tương đối về khả năng thành công của những kháng cáo này. Từ đó, các cơ quan luật pháp có thể đưa ra quyết định tốt hơn về việc có nên xét xử một vụ án hay không nhằm tiết kiệm thời gian.

Xem thêm: 

Hiền Anh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Ba lý do khiến con người bị ảo giác về ma quỷ

ba-ly-do-khien-con-nguoi-bi-ao-giac-ve-ma-quy

Hiện tượng nhìn thấy ma có thể do tác động từ việc nghe kể lại hoặc do những yếu tố môi trường. Ảnh minh họa: Mirror.

Khoảng 38% số người trên thế giới tin vào sự tồn tại của ma quỷ và cho biết đã từng nhìn thấy ma, theo International Business Times. Từ "ma" thường được dùng để chỉ linh hồn người hoặc vật chết và khái niệm "ma ám" có thể bao gồm cảm giác một thực thể tồn tại, trông thấy vật thể di chuyển hoặc linh hồn đang cử động. Neil Dagnall, phó giáo sư khoa Tâm lý học Nhận thức Ứng dụng ở Đại học Manchester Metropolitan, Anh, đưa ra ba lý giải phổ biến nhất về nguyên nhân con người nhìn thấy ma.

Nghe người khác nói

Việc nghe kể về một nơi có ma khiến một người dễ nhìn thấy ma ở địa điểm đó hơn. Theo Dagnall, trong một nghiên cứu, các tình nguyện viên ghé thăm 5 khu vực chính ở một nhà hát trước khi điền vào bảng trắc nghiệm đánh giá cảm xúc và nhận thức của họ. Trước chuyến tham quan, một nhóm tình nguyện viên được kể nhà hát bị ma ám, trong khi nhóm còn lại được thông báo nhà hát đang trong quá trình nâng cấp. Kết quả là nhóm tình nguyện viên đầu tiên báo cáo có nhiều trải nghiệm căng thẳng hơn.

Tác động của việc nghe kể cũng khác biệt tùy theo niềm tin của con người. Những người tin vào sự tồn tại của ma quỷ dễ bị ảnh hưởng hơn người hay hoài nghi.

Điện từ trường và âm thanh gây sợ hãi

Một lý giải khác về hiện tượng nhìn thấy ma là tác động của những yếu tố môi trường như điện từ trường và hạ âm. Nhà thần kinh học người Canada Michael Persinger chứng minh sử dụng điện từ trường ở nhiều mức độ khác nhau ở thùy thái dương của bộ não có thể tạo ra trải nghiệm ma ám như nhìn thấy ma hoặc cảm giác bị ma chạm vào.

Tương tự, hạ âm, tần số âm ở dưới ngưỡng nghe của con người, cũng giúp giải thích hiện tượng nhìn thấy ma. Một số nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa sóng hạ âm và cảm giác kỳ lạ. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phát sóng hạ âm trong buổi biểu diễn âm nhạc và khán giả sau đó được yêu cầu miêu tả lại phản ứng khi nghe nhạc. Nhiều người báo cáo cảm thấy lạnh sống lưng, lo lắng, sợ hãi, không thoải mái hoặc rầu rĩ ở thời điểm phát sóng hạ âm.

Ảo giác do chất độc

Nhận thức về sự tồn tại của thế lực siêu nhiên cũng nảy sinh từ phản ứng đối với những chất độc như carbon monocide, formaldehyde và thuốc trừ sâu. Shane Rogers và đồng nghiệp ở Đại học Clarkson, Mỹ, quan sát được nhiều điểm giống nhau giữa trải nghiệm huyền bí và ảo giác do bào tử nấm gây ra. Điều này có thể lý giải tại sao những vụ bắt gặp ma thường xảy ra trong các tòa nhà cũ kỹ, ẩm mốc, có độ thông khí thấp.

Xem thêm: 

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Ba lý do khiến con người nhìn thấy ma quỷ

ba-ly-do-khien-con-nguoi-nhin-thay-ma-quy

Hiện tượng nhìn thấy ma có thể do tác động từ việc nghe kể lại hoặc do những yếu tố môi trường. Ảnh minh họa: Mirror.

Khoảng 38% số người trên thế giới tin vào sự tồn tại của ma quỷ và cho biết đã từng nhìn thấy ma, theo International Business Times. Từ "ma" thường được dùng để chỉ linh hồn người hoặc vật chết và khái niệm "ma ám" có thể bao gồm cảm giác một thực thể tồn tại, trông thấy vật thể di chuyển hoặc linh hồn đang cử động. Neil Dagnall, phó giáo sư khoa Tâm lý học Nhận thức Ứng dụng ở Đại học Manchester Metropolitan, Anh, đưa ra ba lý giải phổ biến nhất về nguyên nhân con người nhìn thấy ma.

Nghe người khác nói

Việc nghe kể về một nơi có ma khiến một người dễ nhìn thấy ma ở địa điểm đó hơn. Theo Dagnall, trong một nghiên cứu, các tình nguyện viên ghé thăm 5 khu vực chính ở một nhà hát trước khi điền vào bảng trắc nghiệm đánh giá cảm xúc và nhận thức của họ. Trước chuyến tham quan, một nhóm tình nguyện viên được kể nhà hát bị ma ám, trong khi nhóm còn lại được thông báo nhà hát đang trong quá trình nâng cấp. Kết quả là nhóm tình nguyện viên đầu tiên báo cáo có nhiều trải nghiệm căng thẳng hơn.

Tác động của việc nghe kể cũng khác biệt tùy theo niềm tin của con người. Những người tin vào sự tồn tại của ma quỷ dễ bị ảnh hưởng hơn người hay hoài nghi.

Điện từ trường và âm thanh gây sợ hãi

Một lý giải khác về hiện tượng nhìn thấy ma là tác động của những yếu tố môi trường như điện từ trường và hạ âm. Nhà thần kinh học người Canada Michael Persinger chứng minh sử dụng điện từ trường ở nhiều mức độ khác nhau ở thùy thái dương của bộ não có thể tạo ra trải nghiệm ma ám như nhìn thấy ma hoặc cảm giác bị ma chạm vào.

Tương tự, hạ âm, tần số âm ở dưới ngưỡng nghe của con người, cũng giúp giải thích hiện tượng nhìn thấy ma. Một số nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa sóng hạ âm và cảm giác kỳ lạ. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phát sóng hạ âm trong buổi biểu diễn âm nhạc và khán giả sau đó được yêu cầu miêu tả lại phản ứng khi nghe nhạc. Nhiều người báo cáo cảm thấy lạnh sống lưng, lo lắng, sợ hãi, không thoải mái hoặc rầu rĩ ở thời điểm phát sóng hạ âm.

Ảo giác do chất độc

Nhận thức về sự tồn tại của thế lực siêu nhiêu cũng nảy sinh từ phản ứng đối với những chất độc như carbon monocide, formaldehyde và thuốc trừ sâu. Shane Rogers và đồng nghiệp ở Đại học Clarkson, Mỹ, quan sát được nhiều điểm giống nhau giữa trải nghiệm huyền bí và ảo giác do bào tử nấm gây ra. Điều này có thể lý giải tại sao những vụ bắt gặp ma thường xảy ra trong các tòa nhà cũ kỹ, ẩm mốc, có độ thông khí thấp.

Xem thêm: 

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Thuốc kháng sinh có thể tạo ra siêu vi khuẩn trong thịt bò, gà

Thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng và chống lại điều kiện kém vệ sinh ở chuồng trại, Lena Brook, chuyên gia về an toàn thực phẩm của tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Quốc gia Mỹ (NRDC), cho biết. Việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan làm tăng tốc độ tiến hóa và kháng thuốc của vi khuẩn ở vật nuôi, theo TIME.

Khi trở nên kháng thuốc, các siêu vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua nhiều con đường khác nhau như nguồn nước, đất, không khí hoặc những người làm việc ở nông trang, xung quanh đàn vật nuôi.

Xem thêm: 

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Tin nóng về giáo dục)Bộ GG&ĐT sẽ lấy ý kiến về các dự thảo thi THPT quốc gia

Theo phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 mà Bộ đã thông báo, kỳ thi sẽ được tổ chức thi theo bài (thay vì thi theo môn như trước đây).

Có tất cả 5 bài, trong đó 3 bài độc lập (toán, văn, ngoại ngữ) và 2 bài tổ hợp: khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh), khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục công dân). Căn cứ để xét tốt nghiệp là điểm 4 bài thi, trong đó 3 bài độc lập và 1 bài tổ hợp. Nếu trong trường hợp thí sinh (TS) có thể dự thi cả 5 bài, điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét tốt nghiệp. Còn căn cứ để xét tuyển ĐH vẫn theo tổ hợp xét tuyển 3 môn như từ trước đến nay.

Bộ GD&ĐT sẽ công bố các dự thảo thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH để lấy ý kiến ngay trong tuần này.

Theo thông tin trên báo Thanh Niên, nhiều khả năng trong dự thảo quy chế sắp công bố, Bộ sẽ tách riêng diện TS tự do (trừ đối tượng chưa được xét tốt nghiệp, nay thi lại để được xét) và TS lớp 12. Theo đó, TS lớp 12 bắt buộc phải đăng ký và dự thi theo bài, còn TS tự do có thể đăng ký và dự thi theo từng thành phần (tức từng môn) với các bài thi tổ hợp.

Trong quá trình làm bài thi tổ hợp, thí sinh lớp 12 bắt buộc ngồi (và làm bài) trong phòng thi suốt 150 phút thời gian làm bài. Còn TS tự do có thể chỉ cần làm phần thi mà mình đăng ký. Chẳng hạn, nếu đăng ký môn lý trong bài thi khoa học tự nhiên, TS chỉ phải làm bài trong thời gian 50 phút. Sau đó, TS có thể ra khỏi phòng thi để sang khu vực chờ, thậm chí có thể rời hội đồng thi để ra về. Trước khi ra khỏi phòng thi, TS sẽ bị thu lại đề. Tất cả TS đều phải vào phòng thi ngay từ đầu buổi thi.

Đề thi sẽ được in thành 3 phần có thể tách rời nhau. Bộ đã phân chia cụ thể thời gian làm bài 50 phút/phần (môn), nên hết thời gian cho từng phần, giám thị sẽ thu lại giấy nháp và đề thi của từng TS trong phòng. Vì thế, với những TS thi thêm bài tổ hợp thứ hai chỉ để lấy điểm một phần, cũng chỉ có đúng 50 phút để làm bài phần mà mình chọn. Bộ sẽ thiết kế làm sao để TS không gian lận được, như vậy nhiều khả năng đề thi cũng sẽ được phát ra từng phần chứ không phát cả 3 phần ngay từ đầu buổi thi.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2016 và phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2017, Ông Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, phương hướng tuyển sinh năm 2017 của ĐH QGHN sẽ tiếp tục triển khai phương thức thức thi ĐGNL phục vụ tuyển sinh đại học chính quy năm 2017 cho ĐHQGHN và gần 20 đơn vị ngoài ĐHQGHN với quy mô mở rộng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

“Để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho công tác tuyển sinh năm 2017 thông qua việc rà soát, bổ sung số lượng, chất lượng câu hỏi của ngân hàng đề thi; gia tăng tính chất đánh giá năng lực của bộ đề và tăng cường yếu tố bảo mật đề thi; tiếp tục hoàn thiện các phần mềm cho việc thi và xét tuyển theo hướng phục vụ, sử dụng tốt nhất cho đội ngũ tổ chức thi và thí sinh”, ông Sơn cho biết thêm.

Nhật Lâm

Tin giáo dục 24/7 hàng giờ sẽ được cập nhật hàng ngày trên chuyên trang giáo dục. Chúc các bạn một ngày làm việc nhiều năng lượng!

(Khoa học kì thú)'Vợ chồng Frankenstein' có thể tiêu diệt loài người trong 4.000 năm

vo-chong-frankenstein-co-the-tieu-diet-loai-nguoi-trong-4000-nam

Quái vật Frankenstein cầu xin cha đẻ tạo ra vợ cho mình vì quá cô đơn. Ảnh minh họa: Frankenstein.

Các nhà khoa học tại Đại học Dartmouth, New Hampshire, Mỹ, kết luận nếu nhà khoa học Victor Frankenstein trong tiểu thuyết khoa học giả tưởng ra đời năm 1818 của nhà văn Mary Shelly đồng ý tạo ra vợ cho con quái vật, toàn bộ loài người có thể bị tiêu diệt chỉ trong 4.000 năm theo quy luật cạnh tranh sinh tồn, Phys.org đưa tin. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí BioScience hôm 19/10.

Trong tiểu thuyết, nhà khoa học Frankenstein tạo ra một con quái vật to lớn và khỏe mạnh hơn người bình thường từ các bộ phận của xác chết. Con quái vật thuyết phục Frankenstein tạo ra vợ cho hắn với lý do hắn quá cô đơn, và hứa sẽ đến sống tách biệt ở miền đất hoang dã Nam Phi. Ban đầu, Frankenstein đồng ý với suy nghĩ con người hiếm khi bắt gặp đôi quái vật sinh sống tách biệt và bắt tay vào làm con quái vật nữ. Nhưng sau đó, ông đã nghĩ lại và quyết định tiêu hủy nó.

Các nghiên cứu chỉ ra Frankenstein có thể đã nhận thức được khái niệm sinh học về quy luật cạnh tranh loại trừ gần 100 năm trước khi nó được chính thức công nhận vào thập niên 1930. Bằng cách sử dụng mô hình toán học để ước lượng mật độ dân số vào năm 1816, nhóm nghiên cứu chứng minh số lượng quái vật sẽ tăng dần ở Nam Phi do tại thời điểm đó, khu vực có mật độ dân cư thưa thớt nên chúng ít bị cạnh tranh về các nguồn tài nguyên.

"Frankenstein đã sớm lường trước được khả năng sinh sản nhanh chóng của hai con quái vật nên ông lo rằng chúng sẽ khiến loài người diệt vong. Lũ quái vật sẽ cạnh tranh giành điều kiện sống với con người. Do đó, ông kiên quyết phá hủy con quái vật thứ hai", Nathaniel Dominy, giáo sư nhân chủng học và sinh học ở Đại học Dartmouth, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

"Chúng tôi tính toán và nhận thấy sự sinh sôi từ hai con quái vật ban đầu sẽ khiến loài người tuyệt chủng trong vòng 4.000 năm. Dù nghiên cứu chỉ mang tính giả định, kết quả phát hiện làm sáng tỏ khả năng diệt vong của con người và tác động nhiều đến cách chúng ta hiểu về các loài xâm hại", Dominy nói.

Theo Justin D. Yeakel, trợ lý giáo sư ở Trường Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học California, Merced, đồng tác giả nghiên cứu, phát hiện chỉ ra tài năng của Mary Shelley. Cuốn tiểu thuyết giả tưởng của bà đã dự đoán chính xác những khái niệm cơ bản trong sinh thái học và tiến hóa từ nhiều thập kỷ trước.

Xem thêm: 

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Những bức ảnh chụp dưới kính hiển vi đẹp nhất thế giới

Thứ hai, 31/10/2016 | 11:12 GMT+7

|

Thứ hai, 31/10/2016 | 11:12 GMT+7

Nikon tổ chức cuộc thi thường niên nhằm tìm kiếm những bức ảnh đẹp nhất chụp thế giới vi sinh vật, virus và vật thể siêu nhỏ dưới độ phóng đại của kính hiển vi.

Tập đoàn Nikon công bố danh sách 20 bức ảnh đoạt giải trong cuộc thi Nikon Small World 2016, hôm 19/10. Năm nay, các nhiếp ảnh gia đến từ 70 quốc gia gửi hơn 2.000 bức ảnh tới tham dự, theo Business Insider

Trên hình là cảnh tượng nấm pilobolus mọc trên phân bò đang phát tán bào tử do Michael Crutchley, nhiếp ảnh gia người Anh, chụp với độ phóng đại 30 lần. 

Sáu nhà nghiên cứu tại Đại học Rockefeller, Mỹ, chụp ảnh tế bào gốc từ phôi người đang phát triển thành các tế bào não với độ phóng đại 10 lần. 

Bức ảnh chân sau của bọ lá vai rộng (phóng đại 40 lần) của Pia Scanlon, chuyên gia an ninh sinh học tại Khoa Nông nghiệp và Thực phẩm, Đại học Western Australia (UWA).

Jose Almodovar, nhà sinh vật học tại Đại học Puerto Rico, chụp ảnh hai quả thể của mốc nhầy (slime mold) đang phát triển trên cánh đồng (phóng đại 5 lần). Hình dạng của chúng giống như hai người đang hôn nhau. 

Sinh vật phù du được sắp xếp cẩn thận thành vòng tròn qua bàn tay của  Stefano Barone, nhiếp ảnh gia người Italy, với độ phóng đại 100 lần. 

Bức ảnh đầu con bọ rùa màu cam của kỹ sư điện tử Geir Drange với độ phóng đại 10 lần.

Các tế bào thần kinh trên võng mạc mắt của một con chuột tỏa ra giống tia nắng Mặt Trời (phóng đại 40 lần). Tác giả của bức ảnh là Keunyoung Kim, nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Diego, Mỹ. 

Bức ảnh răng nanh rết chứa chất độc của Walter Piorkowski, nhiếp ảnh gia sống tại tiểu bang Illinois, Mỹ (độ phóng đại 16 lần). 

Dylan Burnette, nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Vanderbilt, Mỹ, chụp ảnh tế bào ung thư đang ở giai đoạn cuối của quá trình phân chia tế bào. Một tế bào mẹ đang phân tách thành hai tế bào con. 

Francis Sneyers, nhiếp ảnh gia người Bỉ, chụp ảnh mặt dưới của một con bướm với độ phóng đại 10 lần. 

Bức ảnh chụp sinh vật đơn bào Frontonia trông giống chiếc bánh pizza (phóng đại 200 lần) của Rogelio Moreno Gill, nhiếp ảnh gia tại nước Cộng hòa Panama. Chúng ta có thể nhìn thấy miệng, các lông mao, thức ăn với nhiều màu sắc khác nhau trong cơ thể sinh vật. 

Chất kết tinh từ cà phê được chụp bởi Vin Kitayama, người điều hành Bảo tàng Nghệ thuật Vinsanchi, Nhật Bản, và vợ của ông, bà Sanae Kitayama. 

Monoson Yahud, nhiếp ảnh gia người Israel, chụp 100 bức ảnh khác nhau về nhị của một bông hoa dại, sau đó ghép lại thành bức ảnh lớn với độ phóng đại gấp 40 lần. 

Xem thêm: 

  • (25/9/2016)
  • (23/10/2016)
  • (19/9/2016)
  • (3/9/2016)
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Nhật Bản sản xuất mưa sao băng nhân tạo

nhat-ban-san-xuat-mua-sao-bang-nhan-tao

Công ty ALE đang phát triển công nghệ sản xuất sao băng nhân tạo. Ảnh minh họa: Sergey Balay.

ALE, một công ty khởi nghiệp của Nhật Bản, đang phát triển công nghệ để tạo ra mưa sao băng nhân tạo theo yêu cầu, CNN hôm 24/10 đưa tin. Công nghệ này có thể được trình diễn trong tiết mục mở màn cho Olympic 2020 tổ chức ở Tokyo, Nhật Bản.

"Hãy tưởng tượng trong tương lai, bạn có thế sử dụng sao băng của chúng tôi để trình diễn pháo hoa quốc tế, cầu hôn hoặc cho lễ kỷ niệm đặc biệt. Chúng tôi muốn mọi người phải ngẩng đầu lên, thay vì cúi xuống mặt đất. Người dân Nhật Bản bận rộn mỗi ngày. Chúng ta cần nhiều sản phẩm văn hóa và khoa học trong cuộc sống hơn để giúp họ thư giãn và gần gũi với thiên nhiên", Shinsuke Abe, giáo sư kỹ thuật hàng không vũ trụ, Đại học Nihon, Nhật Bản, giám đốc nghiên cứu công ty ALE, chia sẻ.

Để sản xuất mưa sao băng nhân tạo, nhóm nghiên cứu phóng một vệ tinh vào quỹ đạo. Nó sẽ mất nhiều tháng để vào đúng vị trí ở độ cao khoảng 500 km trong thượng tầng khí quyển, nằm dưới lớp cao nhất của bầu khí quyển. 

Mỗi vệ tinh sẽ chứa khoảng 300-500 sao băng nhân tạo của ALE và có khả năng quay theo quỹ đạo quanh Trái Đất trong bốn năm. Chúng sẽ thường xuyên đi qua các thành phố lớn vào buổi đêm, sẵn sàng tạo ra một trận mưa sao băng khi có yêu cầu.

Các buổi trình diễn đầu tiên sẽ có khoảng 12 sao băng nhân tạo vụt qua bầu trời. Những ngôi sao này sẽ khác và đẹp hơn sao băng thật.

"Nếu bạn thấy sao băng của chúng tôi, nó sẽ không bị nhầm lẫn với sao băng tự nhiên", Rie Yamamoto, giám đốc chiến lược toàn cầu của công ty ALE, trả lời CNN.

Với tốc độ khoảng 8 km/s, sao băng của ALE sẽ di chuyển chậm hơn sao băng tự nhiên có vận tốc 72 km/s, do đó khán giả sẽ có nhiều thời gian để theo dõi buổi trình diễn.

Sao băng thật, thực chất là các hòn đá nhỏ và hạt bụi có đường kính chỉ vài millimeter, sẽ bốc cháy khi đi qua khí quyển của Trái Đất và biến mất hoàn toàn trước khi chạm mặt đất. ALE cho biết sao băng nhân tạo sẽ trải qua quá trình tương tự.

nhat-ban-san-xuat-mua-sao-bang-nhan-tao-1

Sao băng nhân tạo sẽ có nhiều màu sắc khác nhau và sáng hơn sao băng tự nhiên 70 lần. Ảnh minh họa: Hendrik Schmidt.

Điểm đặc biệt ở sao băng của ALE đó là nó phát sáng nhiều màu sắc khác nhau. Nhóm nghiên cứu đã chế tạo được sao băng màu cam, xanh da trời và xanh lá cây. Họ dự kiến sẽ tạo thêm nhiều màu sắc khác. Ngoài ra, sao băng nhân tạo sẽ có độ sáng gấp 70 lần sao băng tự nhiên.

ALE cho biết, khách hàng tiềm năng của họ là nhà tổ chức của các trận đấu thể thao, lễ hội ngoài trời và các sự kiện quy mô lớn khác.

"Tất cả mọi người đều thích sao băng và mưa sao băng. Việc chiêm ngưỡng sao băng nhân tạo sẽ là trải nghiệm lần đầu tiên của họ", Yamamoto nhận xét.

Xem thêm: 

Hiền Anh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Những bức ảnh chụp dưới kính hiển vi đẹp nhất thế giới

Tập đoàn Nikon công bố danh sách 20 bức ảnh đoạt giải trong cuộc thi Nikon Small World 2016, hôm 19/10. Năm nay, các nhiếp ảnh gia đến từ 70 quốc gia gửi hơn 2.000 bức ảnh tới tham dự, theo Business Insider. 

Trên hình là cảnh tượng nấm pilobolus mọc trên phân bò đang phát tán bào tử do Michael Crutchley, nhiếp ảnh gia người Anh, chụp với độ phóng đại 30 lần. 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tại sao chân chống xe máy luôn ở bên trái?

Thứ hai, 31/10/2016 | 06:00 GMT+7

|

Thứ hai, 31/10/2016 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi tại sao chân chống xe máy luôn được thiết kế ở phía bên trái? (Ngọc Linh)

tai-sao-chan-chong-xe-may-luon-o-ben-trai

Chân chống phía bên trái xe máy. Ảnh minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

  • (22/10/2016)
  • (25/10/2016)
  • (12/10/2016)
  • (20/9/2016)
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Loài chim có thể bay 10 tháng liên tục không cần đậu

loai-chim-co-the-bay-10-thang-lien-tuc-khong-can-dau

Loài yến thông thường có thể bay liên tục trong 10 tháng không cần đậu. Ảnh: Scyrene.

Nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Lund, Thụy Điển cho biết loài chim yến thông thường (tên khoa học Apus apus) có thể bay trên bầu trời trong 10 tháng liên tục mà không cần hạ cánh trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology hôm 27/10, theo Science Alert.  

Các nhà khoa học gắn thẻ điện tử thu nhỏ, có thể thông báo vị trí và tốc độ của con chim, lên 13 con chim yến và quan sát chuyển động của chúng trong hai năm. Ba con trong số đó không dừng chân trên mặt đất trong suốt 10 tháng. Chúng tạm nghỉ hai tháng khi tới mùa sinh sản rồi tiếp tục trở lại bầu trời. Ngay cả những con chim nghỉ chân trên mặt đất cũng có thời gian ở trên bầu trời bằng 99,5 % tổng thời gian bay di cư của chúng. 

"Phát hiện này mở rộng giới hạn hiểu biết của chúng ta về sinh lý học động vật. Chuyến bay kéo dài 10 tháng là quãng thời gian lâu nhất từng được ghi nhận ở các loài chim", Anders Hedenstrom, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Loài chim yến thông thường đã phá kỷ lục bay liên tục trong 6 tháng của chim yến Alpine (tên khoa học Tachymarptis melba). Chúng có thể bay hàng triệu km trong cuộc đời trung bình kéo dài 5,5 năm của mình, di chuyển giữa châu Âu và châu Phi qua các mùa.

"Những con chim yến có thể giống loài cốc biển, ngủ trong khi lượn. Chúng bay lên độ cao khoảng 2 - 3 km so với mặt nước biển vào lúc bình minh và hoàng hôn rồi ngủ trong khi lượn xuống", Hedenstrom giải thích.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện những con chim ở trên bầu trời gần một năm đã thay lông, sau đó mọc lông đuôi và lông cánh mới khi ở trên trời. Trong khi đó, những con có nghỉ chân tại một số điểm không thay lông. Nhóm nghiên cứu cho rằng điều này có thể giải thích cho sự khác biệt trong cách bay và điều kiện chung của chúng.

Xem thêm: 

Hiền Anh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

(Khoa học kì thú)Bộ sưu tập đá quý và khoáng thạch quý hiếm của bảo tàng Mỹ

Chủ nhật, 30/10/2016 | 19:00 GMT+7

|

Chủ nhật, 30/10/2016 | 19:00 GMT+7

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Peabody ở Mỹ tổ chức buổi triển lãm với những viên đá quý và khoáng thạch tuyệt đẹp.

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Peabody ở Đại học Yale, Mỹ, tổ chức buổi triển lãm nghệ thuật đá quý và khoáng vật với tên gọi "David Friend Hall" nhân dịp lễ kỷ niệm 150 năm thành lập bảo tàng vào ngày 23/10/2016, theo Live Science. Các chuyên gia và người yêu thích khoáng thạch sẽ được chiêm ngưỡng những mẫu vật độc đáo tại nơi trưng bày.

Trên hình là một khối thạch anh nặng 900 kg có nguồn gốc từ Namibia. Nó trở nên rực sáng khi ánh nắngngoài trời chiếu vào, thu hút ngay cả những khách tham quan nhỏ tuổi nhất. 

C.R. Beesley, chủ tịch Phòng thí nghiệm Đá quý Mỹ tại New York, mang mẫu vật đá chalcedony tới buổi triển lãm. Chalcedony là một dạng vi tinh thể của thạch anh. 

Khối đá vôi chứa thạch anh và khoáng vật fluorit màu lục phát ra ánh sáng màu xanh lá cây như đến từ ngoài hành tinh. Khối đá có chiều dài 1,5 m, rộng 1,2 m, nặng 1.800 kg. 

Mẫu đá chứa khoáng vật aragonit nhiều gai nhọn được khai quật tại Vân Nam, Trung Quốc. Hình dáng của nó có thể truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của khách tham quan. 

Với cấu trúc giống một bông hoa hồng, khối thạch cao có nguồn gốc từ sa mạc Chihuahuan, Mexico, làm mê hoặc những người yêu thích đá quý.

Khối đá thạch anh lấp lánh này được tìm thấy ở mỏ Collier Creek thuộc tiểu bang Arkansas, Mỹ. 

Mẫu khoáng vật aragonite có dạng phân nhánh gọi là flos-ferri được phát hiện ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Khối sa thạch này có niên đại 30 triệu năm tuổi đến từ Fontainebleau, Pháp, trông giống đồ vật do con người làm ra.

Khối đá thạch anh tím lộng lẫy trong buổi triển lãm có nguồn gốc từ Uruguay. 

Mẫu vật đá mã não tuyệt đẹp, một dạng của thạch anh vi tinh thể, với màu xanh dương xung quanh phần viền được tìm thấy ở Brazil.

Mark J. Pospisil, người phụ trách tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Perot ở Dallas, Mỹ, mang tới buổi triển lãm khối đá chứa các tinh thể calcite cùng với khoáng vật fluorite và sphalerite.

Đây là khối đá chứa các tinh thể calcite cùng với khoáng vật marcasite và galena thuộc sở hữu của nhà sưu tập Mark J. Pospisil.

Xem thêm: 

Lê Hùng (Ảnh: Robert Lorenz)

  • (18/9/2016)
  • (23/10/2016)
  • (5/9/2016)
  • (22/9/2016)
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tại sao sử dụng điện thoại thông minh quá lâu dẫn đến đau cổ

Bác sĩ Anthony Frempong-Boadu, đồng giám đốc Trung trâm Cột sống Langone tại Đại học New York, Mỹ, giải thích những tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài, theo Business Insider.

Khi nhìn xuống điện thoại quá lâu, đầu và cổ của bạn ở tư thế bị uốn cong. Điều này rất không tốt cho cột sống. Bạn bắt đầu cảm thấy bị đau nhức phần vai gáy và cơn đau hướng dần về phía hộp sọ. Do đó, bạn hãy cố gắng giữ cơ thể ở tư thế tốt và phải ý thức duy trì tư thế đó.

Xem thêm: 

Lê Hùng

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Độ cao tác động đến cơ thể người như thế nào

do-cao-tac-dong-den-co-the-nguoi-nhu-the-nao

Người bình thường ở độ cao lớn phải dùng oxy đóng chai để không bị mắc chứng say độ cao. Ảnh: Lets get physical.

Phổi và hệ tuần hoàn của con người được tối ưu hóa để hoạt động trong điều kiện khí quyển ở độ cao ngang bằng với mực nước biển hoặc vùng lân cận, theo Seeker.  Trọng lực giữ cho không khí tập trung sát mặt đất, làm cho không khí trở nên đậm đặc và chứa nhiều oxy. Nhưng khi con người đi lên độ cao lớn, áp suất không khí giảm dần, không khí trở nên mỏng và chứa ít oxy hơn, phổi sẽ gặp nhiều khó khăn để hít thở.

Tại độ cao 2.500 m hoặc trong cabin điều áp của máy bay tiêu chuẩn, một số người gặp triệu chứng nhẹ của tình trạng thiếu oxy lên não. Quá trình hô hấp trở nên dồn dập và nhịp tim gia tăng nhằm cung cấp đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Bạn có thể bị đau đầu hoặc buồn nôn. Nếu bạn đang uống rượu, tình trạng thiếu oxy sẽ làm tăng cảm giác say rượu.

Các vấn đề trên ngày càng nghiêm trọng hơn nếu bạn lên tới độ cao 5.500 m. Khi đó, lượng oxy trong không khí chỉ bằng một nửa so với lượng oxy ở mực nước biển.

Khu vực có độ cao trên 7.600 mét trong khí quyển được gọi là "Vùng Chết". Ở độ cao này, con người không thể tồn tại lâu dài do thiếu oxy trong không khí loãng. Các nhà leo núi rất dễ bị say độ cao khi leo lên Vùng Chết.

Tại đỉnh núi Everest cao nhất thế giới (cao 8.848 m), áp suất khí quyển chỉ bằng một phần ba so với mực nước biển. Nếu leo lên đỉnh núi ngay lập tức từ mực nước biển, bạn sẽ bị mất ý thức và chết trong vòng vài phút. David Breashears, nhà leo núi người Mỹ, cho biết ngay cả khi sử dụng oxy đóng chai trên đỉnh núi, người leo núi vẫn cảm thấy như đang chạy trên máy chạy bộ và hít thở qua một ống hút.

Xem thêm: 

Lê Hùng

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Sinh vật biển nghi có họ với quái vật Loch Ness ở Alaska

sinh-vat-bien-nghi-co-ho-voi-quai-vat-loch-ness-o-alaska

Sinh vật biển ẩn hiện dưới làn nước sông Alaska. Ảnh: Liveleak.

Hai cư dân tên Craig McCaa và Ryan Delaney phát hiện và ghi lại hình ảnh sinh vật lạ trôi nổi nhấp nhô trên sông băng Chena ở Alaska, Mỹ, theo The Sun. Đoạn video được đăng hôm 27/10 trên Facebook của Cục quản lý đất Alaska, thu hút hơn 175.000 lượt xem.

sinh-vat-bien-nghi-co-ho-voi-quai-vat-loch-ness-o-alaska-1

Chiếc cổ nghi thuộc quái vật hồ Loch Ness trong một bức ảnh chụp năm 1934. Ảnh: Wikipedia.

Sinh vật biển trong video gây ra nhiều tranh cãi trên mạng Internet. Nhiều người tin chắc nó có họ xa với quái vật hồ Loch Ness trong khi một số người khác khẳng định đây là một con cá sấu chuyên ăn hải ly hoặc xác cá hồi lớn.

Nhà sinh vật học Klaus Wuttig ở Cơ quan Cá và Trò chơi Alaska cho rằng sinh vật nhiều khả năng chỉ là một mẩu dây thừng và không di chuyển. "Nó trông giống như đang bơi nhưng thực chất là đứng yên và bị dòng nước cuốn đi", Wuttig nói.

Xem thêm: 

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!