Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

(Khoa học kì thú)Những bức ảnh chụp dưới kính hiển vi đẹp nhất thế giới

Thứ hai, 31/10/2016 | 11:12 GMT+7

|

Thứ hai, 31/10/2016 | 11:12 GMT+7

Nikon tổ chức cuộc thi thường niên nhằm tìm kiếm những bức ảnh đẹp nhất chụp thế giới vi sinh vật, virus và vật thể siêu nhỏ dưới độ phóng đại của kính hiển vi.

Tập đoàn Nikon công bố danh sách 20 bức ảnh đoạt giải trong cuộc thi Nikon Small World 2016, hôm 19/10. Năm nay, các nhiếp ảnh gia đến từ 70 quốc gia gửi hơn 2.000 bức ảnh tới tham dự, theo Business Insider

Trên hình là cảnh tượng nấm pilobolus mọc trên phân bò đang phát tán bào tử do Michael Crutchley, nhiếp ảnh gia người Anh, chụp với độ phóng đại 30 lần. 

Sáu nhà nghiên cứu tại Đại học Rockefeller, Mỹ, chụp ảnh tế bào gốc từ phôi người đang phát triển thành các tế bào não với độ phóng đại 10 lần. 

Bức ảnh chân sau của bọ lá vai rộng (phóng đại 40 lần) của Pia Scanlon, chuyên gia an ninh sinh học tại Khoa Nông nghiệp và Thực phẩm, Đại học Western Australia (UWA).

Jose Almodovar, nhà sinh vật học tại Đại học Puerto Rico, chụp ảnh hai quả thể của mốc nhầy (slime mold) đang phát triển trên cánh đồng (phóng đại 5 lần). Hình dạng của chúng giống như hai người đang hôn nhau. 

Sinh vật phù du được sắp xếp cẩn thận thành vòng tròn qua bàn tay của  Stefano Barone, nhiếp ảnh gia người Italy, với độ phóng đại 100 lần. 

Bức ảnh đầu con bọ rùa màu cam của kỹ sư điện tử Geir Drange với độ phóng đại 10 lần.

Các tế bào thần kinh trên võng mạc mắt của một con chuột tỏa ra giống tia nắng Mặt Trời (phóng đại 40 lần). Tác giả của bức ảnh là Keunyoung Kim, nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Diego, Mỹ. 

Bức ảnh răng nanh rết chứa chất độc của Walter Piorkowski, nhiếp ảnh gia sống tại tiểu bang Illinois, Mỹ (độ phóng đại 16 lần). 

Dylan Burnette, nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Vanderbilt, Mỹ, chụp ảnh tế bào ung thư đang ở giai đoạn cuối của quá trình phân chia tế bào. Một tế bào mẹ đang phân tách thành hai tế bào con. 

Francis Sneyers, nhiếp ảnh gia người Bỉ, chụp ảnh mặt dưới của một con bướm với độ phóng đại 10 lần. 

Bức ảnh chụp sinh vật đơn bào Frontonia trông giống chiếc bánh pizza (phóng đại 200 lần) của Rogelio Moreno Gill, nhiếp ảnh gia tại nước Cộng hòa Panama. Chúng ta có thể nhìn thấy miệng, các lông mao, thức ăn với nhiều màu sắc khác nhau trong cơ thể sinh vật. 

Chất kết tinh từ cà phê được chụp bởi Vin Kitayama, người điều hành Bảo tàng Nghệ thuật Vinsanchi, Nhật Bản, và vợ của ông, bà Sanae Kitayama. 

Monoson Yahud, nhiếp ảnh gia người Israel, chụp 100 bức ảnh khác nhau về nhị của một bông hoa dại, sau đó ghép lại thành bức ảnh lớn với độ phóng đại gấp 40 lần. 

Xem thêm: 

  • (25/9/2016)
  • (23/10/2016)
  • (19/9/2016)
  • (3/9/2016)
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét