Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

(Khoa học kì thú)Mảnh thiên thạch nhẵn như được người mài trên sao Hỏa

manh-thien-thach-nhan-nhu-duoc-nguoi-mai-tren-sao-hoa

Thiên thạch hình dáng khác thường được robot thăm dò Curiosity phát hiện trên sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Mảnh thiên thạch nhẵn thín khác thường có tên gọi "Đá trứng" được robot Curiosity phát hiện khi đang leo lên đỉnh núi Mount Sharp ở sao Hỏa, Science Alert hôm nay đưa tin.

Thiên thạch rất phổ biến trên hành tinh đỏ do sao Hỏa có khí quyển mỏng và nằm gần vành đai tiểu hành tinh. Tuy nhiên, mảnh thiên thạch này trơn nhẵn lạ thường như thể có người mài và có một số rãnh sâu, có thể là dấu vết từng bị tan chảy.

Robot Curiosity tiếp cận và chụp ảnh cận cảnh cấu trúc của mảnh thiên thạch bằng thiết bị ChemCam Remote Micro-Imager để các nhà khoa học NASA phân tích thành phần. Họ cho rằng mảnh thiên thạch gồm chủ yếu nickel và sắt, có nguồn gốc từ lõi của một thiên thể trong vành đai tiểu hành tinh. Những thiên thể trong vành đai này thường va chạm với sao Hỏa sau khi bị bắn ra xa do trọng lực của sao Mộc.

manh-thien-thach-nhan-nhu-duoc-nguoi-mai-tren-sao-hoa-1

Ảnh chụp cận cảnh mảnh thiên thạch. Ảnh: NASA.

Dựa theo hình dáng, các nhà nghiên cứu suy đoán mảnh thiên thạch kim loại rộng 4 cm tan chảy khi đi qua khí quyển sao Hỏa và cứng lại sau khi tiếp đất.

Sao Hỏa ít chịu ảnh hưởng của quá trình oxy hóa và bào mòn do thời tiết hơn Trái Đất, do đó thiên thạch trên bề mặt hành tinh cũng được lưu giữ trong tình trạng tốt hơn. Curiosity đang di chuyển quanh chân núi Mount Sharp và tiếp tục hành trình tìm kiếm bằng chứng về sự sống ở hành tinh đỏ.

Xem thêm: 

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét