Tàu sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng PFLNG SATU. Ảnh: BBC. |
PFLNG SATU, cơ sở nổi sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (FLNG) đầu tiên trên thế giới, là một con tàu khổng lồ thuộc sở hữu của công ty dầu khí Petronas, Malaysia. Nó đang hoạt động tại mỏ khí Kanowit nằm ngoài khơi, cách bờ biển Sarawak, Malaysia, khoảng 180 km, theo BBC.
Con tàu dài 365 m, hơn 65 m so với chiều cao tháp Eiffel ở Paris, Pháp. Tàu rộng 60 m, có diện tích tương đương 3,5 sân bóng đá và nặng hơn hai tàu sân bay. Nó có khả năng sản xuất, hóa lỏng, lưu trữ và vận chuyển 1,2 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm.
PFLNG SATU giúp tiếp cận và khai thác những khu vực có trữ lượng khí đốt tự nhiên đặc biệt, nơi sử dụng giàn khoan và ống dẫn thông thường sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường. Sau khi được làm lạnh tới nhiệt độ -162°C, khí tự nhiên sẽ chuyển sang dạng lỏng và giảm thể tích xuống 600 lần, giúp cho việc lưu trữ và vận chuyển dễ dàng hơn.
Petronas đang xây dựng cơ sở nổi sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng thứ hai FLNG2 thậm chí còn lớn hơn PFLNG SATU, với khả năng sản xuất 1,5 triệu tấn LNG mỗi năm và độ sâu hoạt động tối đa là 1.500 m. FLNG2 dự kiến hoạt động ở mỏ khí Rotan trên Biển Đông, cách bờ biển Malaysia khoảng 240 km, Wan Zulkiflee Wan Ariffin, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Petronas, cho biết.
Công ty năng lượng Ophir (Anh), tập đoàn Shell (Hà Lan), và công ty Eni (Italy), cũng đang nghiên cứu và phát triển công nghệ FLNG. Shell chế tạo một tàu FLNG để khai thác mỏ khí Prelude nằm ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Australia khoảng 200 km. Ophir phát triển công nghệ FLNG nhằm khai thác mỏ khí Fortuna ở ngoài khơi Guinea Xích đạo. Trong khi đó, Eni áp dụng công nghệ FLNG tại mỏ khí Coral, Mozambique.
Xem thêm:
Lê Hùng
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét