Thứ hai, 16/1/2017 | 00:00 GMT+7
|
Thứ hai, 16/1/2017 | 00:00 GMT+7
Vũ trụ rộng lớn chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa thể khám phá hết.
Dựa trên dữ liệu thu thập từ vệ tinh Khảo sát Hồng ngoại Trường rộng (WISE), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận có một cấu trúc khổng lồ kỳ lạ hình chữ X tồn tại ở trung tâm dải Ngân Hà. Nó được tạo thành từ tập hợp các ngôi sao ở gần nhau, theo CNN. Ảnh: NASA.
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA ghi lại hình ảnh tinh vân Con Cua và "nhịp đập trái tim" của nó. Nhịp đập này do một ngôi sao neutron phát ra các xung ánh sáng 30 lần/giây. Ảnh: NASA.
Hình minh họa trên mô tả hàng triệu hạt bụi mà tàu vũ trụ Cassini của NASA lấy mẫu gần sao Thổ. Đa số chúng dường như có nguồn gốc từ ngoài hệ Mặt Trời. Ảnh: NASA.
Tháng 3/2016, các nhà thiên văn công bố bài báo nói về những chớp sáng màu đỏ mạnh mẽ đến từ hệ thống hố đen nhị phân V404 Cygni. Hình minh họa cho thấy một hố đen, tương tự như hố đen trong hệ thống V404 Cygni, đang nuốt vật chất từ một ngôi sao quay quanh. Ảnh: ESO.
Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu nam (ESO) công bố bản đồ mới của dải Ngân Hà, hay thiên hà Milky Way, vào ngày 24/2/2016. Các nhà khoa học thực hiện cuộc điều tra đầy đủ về những khu vực hình thành sao trong thiên hà Milky Way dựa vào kính viễn vọng APEX tại Chile. Ảnh: ESO.
Năm 2016, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ California (Caltech), Mỹ, công bố bằng chứng về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 nằm ở rìa ngoài hệ Mặt Trời, nặng gấp 10 lần Trái Đất. Hành tinh này cách Mặt Trời 149 tỷ km, xa hơn 75 lần so với sao Diêm Vương, và mất từ 10.000 đến 20.000 năm để quay một vòng quanh Mặt Trời. Ảnh: Caltech.
Tháng 1/2016, nhóm nghiên cứu tại Đại học Ohio, Mỹ, phát hiện vụ nổ siêu tân tinh lớn nhất và sáng nhất chưa từng được nhìn thấy trước đây. Vụ nổ này sáng hơn 570 tỷ lần so với Mặt Trời và sáng hơn 20 lần so với tất cả ngôi sao trong thiên hà Milky Way cộng lại. Ảnh: Jin Ma.
Tháng 2/2015, các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện siêu hố đen khổng lồ SDSS J010013.02 có kích thước gấp 12 tỷ lần Mặt Trời. Ảnh: Sarah Griffiths.
Kính thiên văn Hubble chụp được bức ảnh cụm thiên hà khổng lồ SDSS J1038+4849 có hình dạng giống một khuôn mặt cười. Hai con mắt phát sáng thực chất là hai thiên hà xa xôi. Đường cong ánh sáng tạo thành nụ cười và gương mặt tròn là hệ quả của hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, do lực hấp dẫn mạnh mẽ của cụm thiên hà bóp méo không gian, thời gian xung quanh. Ảnh: NASA.
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA phát hiện hai hố đen (hố đen hệ nhị phân) ở trung tâm thiên hà Markarian 231, cách Trái Đất 600 triệu năm ánh sáng, đang xoay quanh nhau với tốc độ cực lớn. Ảnh: NASA.
Năm 1995, kính viễn vọng không gian Hubble chụp được bức ảnh tuyệt đẹp về "cột trụ của tạo hóa". Đây là những cột khí lạnh khổng lồ, nhiều màu sắc trong một khu vực nhỏ của tinh vân Đại Bàng, cách Trái Đất 6.500 năm ánh sáng. Ảnh: NASA.
Kính thiên văn quang phổ hạt nhân (NuSTAR) của NASA sử dụng tia X để chụp lại hình ảnh còn sót lại của một ngôi sao đã chết, phát nổ trong thời gian dài trước đây. Các nhà thiên văn gọi nó là "Bàn tay của Chúa", cách Trái Đất khoảng 17.000 năm ánh sáng. Ảnh: NASA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét