Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

(Khoa học kì thú)Bầy linh cẩu vây đánh sư tử trong trận chiến giành mồi

Thứ tư, 18/1/2017 | 16:00 GMT+7

|

Thứ tư, 18/1/2017 | 16:00 GMT+7

Cuộc chiến giành mồi giữa đôi sư tử và bầy linh cẩu đói phản ánh sự cạnh tranh thức ăn khốc liệt trong thế giới tự nhiên.

Cuộc chiến giành mồi giữa hai loài thú ăn thịt đáng sợ nhất châu Phi được nhiếp ảnh gia người Đức Ingo Gerlach ghi lại ở trung tâm khu bảo tồn Masai Mara phía nam Kenya, Sun đưa tin.

"Tôi nghe thấy tiếng gầm rống từ xa nhưng không rõ nguyên nhân gây ra tiếng ồn. Sau khi lái chiếc xe địa hình qua ngọn đồi nhỏ, tôi liền phát hiện nguồn gốc âm thanh", Gerlach cho biết. "Tôi trông thấy xác một con ngựa vằn với hai con sư tử đứng cạnh, bao quanh là vô số linh cẩu đang tru lên và rít inh tai".

Sau khi đánh hơi thấy mùi ngựa vằn, linh cẩu vốn nổi tiếng là loài ăn xác thối, vây quanh hai con sư tử, muốn tận dụng ưu thế áp đảo về số lượng để buộc sư tử bỏ lại miếng mồi ngon.

Tuy nhiên, dù chiếm số đông, linh cẩu vẫn tỏ ra chật vật khi giành mồi với đôi sư tử.

"Con sư tử cái chiến đấu với linh cẩu ngay trước mũi xe tôi. Sư tử cái tỏ vẻ hoàn toàn hơ hững trước đòn tấn công của linh cẩu. Nhưng vẻ sợ hãi thì hiện rất rõ trên mặt con linh cẩu", Gerlach kể lại. "Đôi sư tử đã ăn no bụng nhưng chúng không muốn nhường phần xác còn lại. Chúng liên tục đuổi những con linh cẩu đi".

Mỗi nỗ lực tấn công thất bại của bầy linh cẩu chỉ khiến những con sư tử thêm hăng máu. Cuối cùng, bầy linh cẩu buộc phải đi kiếm ăn ở chỗ khác. Chúng nhanh chóng bắt được một con linh dương non mới chào đời.

"Hai con linh cẩu bắt linh dương Thomson mới sinh ở bụi cỏ cao. Với một cú đớp mạnh của linh cẩu, con linh dương non nhanh chóng trở thành bữa ăn cho chúng", Gerlach chia sẻ.

Những con linh cẩu nhanh chóng bỏ chạy tránh xa cặp sư tử với con mồi vừa bắt được.

Tuy nhiên, những con linh cẩu tha linh dương về cho đàn con trong hang. "Những bức ảnh này không dễ chịu khi xem nhưng chúng nhắc nhở chúng ta linh cẩu cũng cần nuôi con và chúng cũng có quyền sống. Đó là vòng tuần hoàn tự nhiên", Gerlach nói.

Phương Hoa (Ảnh: Barcroft)

Xem thêm:
  • (18/1)
  • (17/1)
  • (17/1)
  • (16/1)
  • (15/1)
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét