Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

(Khoa học kì thú)Kế hoạch chế tạo máy bay bay nhanh gấp đôi hiện nay

Công ty khởi nghiệp Boom có trụ sở ở Denver, Mỹ ngày 20/6 tuyên bố máy bay siêu thanh thương mại của họ sẽ có thể bay từ New York sang London trong 2,5 giờ trong 6 năm tới nếu công ty vượt qua tất cả các chướng ngại cấp phép, theo Stuff . Đối tượng được nhắm đến là hành khách hạng thương gia và hạng nhất với giá vé khoảng 5.000 USD/người.

Tại Triển lãm Hàng không Paris, Boom còn vạch ra mục tiêu rút ngắn thời gian di chuyển từ San Francisco (Mỹ) tới Tokyo (Nhật Bản) từ 11 giờ hiện nay xuống 5 giờ, từ Los Angeles tới Sydney (Australia) từ 15 giờ hiện nay xuống chưa đầy 7 giờ.

Boom tuyên bố 5 hãng hàng không lớn đã đặt trên 70 đơn hàng máy bay của công ty này. "Chúng tôi rất vui mừng khi các hãng hàng không lớn của thế giới có chung tầm nhìn về việc di chuyển nhanh hơn, dễ dàng hơn bằng máy bay siêu thanh", Blake Scholl, nhà sáng lập, giám đốc điều hành của Boom, chia sẻ. 

Một số chuyên gia nghi ngờ về tuyên bố này của Boom. Theo Robert Mann, nhà phân tích độc lập ngành công nghiệp hàng không, Boom sẽ phải vượt qua các trở ngại về hiệu suất nhiên liệu, công nghệ chưa được kiểm chứng, các quy định chống lại chuyến bay siêu thanh thương mại... "Đây không phải là những chương trình hay năng lực có sẵn", Mann nói.

Theo Boom, công ty này sẽ thành công hơn dự án máy bay siêu thanh Concorde nhờ sử dụng động cơ tốt hơn, thiết kế khí động lực học được cải tiến cùng chất liệu giúp giảm chi phí vận hành và duy trì.

Vũ Phong (Video: Boom)

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Núi lửa phun trào giúp khủng long thống trị Trái Đất

Các nhà khoa học cho rằng chuỗi phun trào núi lửa gây ra sự kiện đại tuyệt chủng, mở đường cho khủng long trỗi dậy. Đồ họa: Conversation.

Các nhà khoa học cho rằng chuỗi phun trào núi lửa gây ra sự kiện đại tuyệt chủng, mở đường cho khủng long trỗi dậy. Đồ họa: Conversation.

Nghiên cứu mới của Tamsin Mather, giáo sư ngành Khoa học Trái Đất, Đại học Oxford, Anh củng cố giả thuyết núi lửa phun trào mạnh ở 200 triệu năm trước gây biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn đến sự kiện đại tuyệt chủng cuối kỷ Tam Điệp và mở đường cho sự trỗi dậy của khủng longConversation ngày 21/6 đưa tin.

Trước đây, các nhà địa chất học phát hiện lớp vỏ Trái Đất chứa lượng lớn đá núi lửa cuối kỷ Tam Điệp. Dữ liệu hóa thạch cho thấy trong thời kỳ này, một lượng lớn các giống loài trên Trái Đất bị tuyệt diệt, mở đường cho sự sinh sôi của khủng long và những giống loài còn trụ lại. 

Theo các nhà khoa học, hoạt động núi lửa diễn ra trong khoảng một triệu năm gây biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn đến cuộc đại tuyệt chủng. Mắt xích còn thiếu trong giả thuyết là bằng chứng về sự kiện mang quy mô toàn cầu đó.

Nghiên cứu 6 dữ liệu trầm tích liên quan sự kiện đại tuyệt chủng cuối kỷ Tam Điệp, trên 4 lục địa ở hai bán cầu, Mather và đồng nghiệp phát hiện sự tăng cao của nồng độ thủy ngân, được sinh ra từ hoạt động phun trào của núi lửa do mẫu trầm tích ở Morocco chứa đá núi lửa từ lớp nham thạch lớn (CAMP).

CAMP sinh ra sau chuỗi phun trào núi lửa mạnh trên siêu lục địa Pangaea, tồn tại trong Đại Trung sinh, từng chứa tất cả các lục địa ngày nay trước khi vỡ ra khoảng 200 triệu năm trước.

Nồng độ cao của thủy ngân cũng được phát hiện giữa lớp trầm tích liên quan đến sự kiện đại tuyệt chủng và lớp trầm tích đánh dấu sự bắt đầu của kỷ Jura, diễn ra khoảng 100.000-200.000 năm sau đó.

Sự phù hợp giữa lượng thủy ngân được giải phóng vào bầu khí quyển và lắng vào các lớp trầm tích với sự gia tăng của CO2 trong bầu khí quyển vào thời điểm trên, củng cố giả thuyết trước đây cho rằng CO2 gây ra sự kiện đại tuyệt chủng cuối kỷ Tam Điệp được sinh ra từ núi lửa.

Núi lửa hiện đại khi phun trào sinh ra lượng lớn khí SO2, CO2 và thủy ngân. Thủy ngân có thể tồn tại và chu du trong khí quyển từ 6-24 tháng trước khi lắng vào các lớp trầm tích ở đáy hồ, sông và biển. 

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Máy bay đi từ Mỹ sang Anh trong 2 tiếng rưỡi

Công ty khởi nghiệp Boom có trụ sở ở Denver, Mỹ ngày 20/6 tuyên bố máy bay siêu thanh thương mại của họ sẽ có thể bay từ New York sang London trong 2,5 giờ trong 6 năm tới nếu công ty vượt qua tất cả các chướng ngại cấp phép, theo Stuff . Đối tượng được nhắm đến là hành khách hạng thương gia và hạng nhất với giá vé khoảng 5.000 USD/người.

Tại Triển lãm Hàng không Paris, Boom còn vạch ra mục tiêu rút ngắn thời gian di chuyển từ San Francisco (Mỹ) tới Tokyo (Nhật Bản) từ 11 giờ hiện nay xuống 5 giờ, từ Los Angeles tới Sydney (Australia) từ 15 giờ hiện nay xuống chưa đầy 7 giờ.

Boom tuyên bố 5 hãng hàng không lớn đã đặt trên 70 đơn hàng máy bay của công ty này. "Chúng tôi rất vui mừng khi các hãng hàng không lớn của thế giới có chung tầm nhìn về việc di chuyển nhanh hơn, dễ dàng hơn bằng máy bay siêu thanh", Blake Scholl, nhà sáng lập, giám đốc điều hành của Boom, chia sẻ. 

Một số chuyên gia nghi ngờ về tuyên bố này của Boom. Theo Robert Mann, nhà phân tích độc lập ngành công nghiệp hàng không, Boom sẽ phải vượt qua các trở ngại về hiệu suất nhiên liệu, công nghệ chưa được kiểm chứng, các quy định chống lại chuyến bay siêu thanh thương mại... "Đây không phải là những chương trình hay năng lực có sẵn", Mann nói.

Theo Boom, công ty này sẽ thành công hơn dự án máy bay siêu thanh Concorde nhờ sử dụng động cơ tốt hơn, thiết kế khí động lực học được cải tiến cùng chất liệu giúp giảm chi phí vận hành và duy trì.

Vũ Phong (Video: Boom)

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)15.000 lạc đà Qatar bị Arab Saudi trục xuất giữa căng thẳng

Arab Saudi vừa ra lệnh trục xuất khoảng 15.000 con lạc đà của Qatar đang được chăn thả ở nước này, sau khi Riyadh quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Doha, theo Reuters.

Quyết định cô lập Qatar của Arab Saudi và nhiều  nước vùng Vịnh hôm 5/6 đã khiến hàng nghìn lạc đà Qatar kẹt lại ở biên giới Saudi Arabia trong nhiều ngày, chịu cảnh thiếu thức ăn và nước uống.

Lạc đà vai trò quan trọng trong văn hóa và truyền thống Qatar, nhưng người dân nước này có rất ít địa điểm để chăn thả chúng. Trước đây, họ thường đưa lạc đà tới chăn thả ở sa mạc Arab Saudi vào mùa đông để chuẩn bị cho các cuộc đua hay cuộc thi sắc đẹp của loài vật đặc biệt này.

Lạc đà vượt qua biên giới ở vùng sa mạc hẻo lánh của Saudi Arabia vào Qatar ngày 20/6. Ảnh: Reuters.

Lạc đà vượt qua biên giới ở vùng sa mạc hẻo lánh của Saudi Arabia vào Qatar ngày 20/6. Ảnh: Reuters.

"Bầy lạc đà đang chết đói. Một số con đực đánh nhau và ở trong tình trạng rất tệ", một người chủ đàn lạc đà bị kẹt ở biên giới Arab Saudi nói. "Anh trai tôi vẫn còn 10 hay 11 con lạc đà ở Arab Saudi".

Hình ảnh đàn lạc đà chịu cảnh đói khát xuất hiện trên báo Qatar hôm 19/6 thổi bùng cơn giận của Doha, kéo theo việc chính quyền gửi các đoàn xe chở lương thực và nước uống đến giải cứu đàn gia súc.

Đàn lạc đà sau đó được đưa qua biên giới để trở về Qatar vào ngày 20/6. "Chúng tôi chỉ muốn sống cuộc sống của mình, đến Arab Saudi chăm sóc đàn lạc đà rồi quay về nhà chăm lo cho gia đình", một người chủ lạc đà chia sẻ.

Lạc đà có vòng đời trung bình 40-50 năm, cơ thể có nhiều đặc điểm giúp chống chịu tình trạng thiếu nước. Tế bào hồng cầu của lạc đà có hình bầu dục nên dễ dàng di chuyển khi lạc đà bị mất nước và chịu được sự thẩm thấu nước lớn, không bị vỡ với khả năng uống 200 lít nước chỉ trong ba phút của lạc đà.

Lạc đà cũng có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể để sống sót trong điều kiện khắc nghiệt, ở mức 34 độ C vào bình minh, tăng lên 40 độ C trong ngày và giảm trở lại khi đêm xuống. Khi lạc đà thở, hơi nước được giữ lại trong mũi và hấp thụ trở lại cơ thể.

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Cá voi sát thủ lén theo ngư dân để hớt trọn mẻ cá

ca-voi-sat-thu-len-theo-ngu-dan-de-hot-tron-me-ca

Cá voi sát thủ cướp hàng tấn cá của ngư dân Alaska. Ảnh minh họa: NOAA.

Các ngư dân đánh bắt ngoài khơi Alaska, Mỹ, khẳng định những vụ tấn công của cá voi sát thủ nhắm vào mẻ cá mà họ đánh bắt được diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, IFL Science hôm qua đưa tin.

Theo ngư dân Mỹ, những đàn cá voi sát thủ gần đây chuyên theo dõi những tàu cá chuyên đánh bắt cá bơn và cá tuyết đen bằng hình thức giăng dây câu dài trên biển. Chúng sau đó ung dung ăn hết những con cá cắn câu mà gần như không phải tốn chút sức lực nào để săn mồi.

Theo John Moran, nhà sinh vật học ở cơ quan ngư nghiệp thuộc Cục quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA), cá voi sát thủ đủ thông minh để nhận ra âm thanh của tàu cá, thậm chí còn biết khi nào tàu hạ dây câu xuống nước.

Với vài nghìn con cá voi sát thủ sống ở vùng eo biển Bering, thiệt hại mà chúng gây ra cho ngư dân có thể rất lớn. Theo Alaska Dispatch News, một ngư dân kém may mắn tên Robert Hanson, thuyền trưởng tàu FV Oracle, đã mất sạch mẻ cá mà ông bắt được trong ngày khi đàn cá voi sát thủ 50 con theo dõi và bám sát tàu của ông.

Trước đó, ông từng mất hơn 5.400 kg cá bơn và phải dùng hết 18.200 lít nhiên liệu để trốn thoát những con cá voi ăn thịt hung dữ. Những ngư dân khác kể cá voi sát thủ còn mang cả con non lại gần tàu để cho ăn và chỉ cho chúng cách tận dụng bữa ăn bày sẵn.

Việc xua đuổi cá voi sát thủ và cá nhà táng là rất khó khăn. Ngư dân đã thử dùng phao mồi và cả tiếng nhạc ầm ỹ để khiến chúng rối loạn, nhưng hiệu quả chưa thực sự cao.

Một cách xua đuổi cá nhà táng thành công của dự án Southeast Alaska Sperm Whale Avoidance Project (SEASWAP) là đeo vòng theo dõi qua vệ tinh để giúp ngư dân xác định vị trí của chúng, từ đó tránh xa khu vực mà chúng săn mồi.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Xác 6.000 linh dương chết đuối nuôi dưỡng con sông châu Phi

Các nhà khoa học tại Đại học Yale, Mỹ trong nghiên cứu đăng ngày 19/6 trên Proceedings of the National Academy of Sciences cho rằng cái chết của hàng nghìn linh dương đầu bò trên sông Mara ở khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, Kenya giúp hệ sinh thái địa phương phát triển, Gizmodo ngày 20/6 đưa tin.

Lần đầu tiên, nhà sinh thái học và sinh vật học tiến hóa David Post dẫn đầu đội nghiên cứu xác định số lượng và quy mô linh dương đầu bò đuối nước trên sông Mara trong cuộc di cư hàng năm để phân tích tác động của sự kiện này tới hệ sinh thái sông Mara.

Trung bình, trong khoảng 1,2 triệu linh dương đầu bò di cư mỗi năm có 6.250 con bỏ mạng ở sông Mara, tạo ra khoảng 1.100 tấn sinh khối thối rữa trên sông, tương đương xác của 10 con cá voi xanh. 

Mô mềm phân hủy trong 2-10 tuần và xương phân hủy trong khoảng 7 năm tạo ra nguồn dinh dưỡng trong ngắn hạn và dài hạn cho vi khuẩn, cá, cá sấu, chim ăn xác thối... Cá là loài hưởng lợi nhất vì thịt linh dương đầu bò chiếm 34-50% khẩu phần ăn của cá, còn xương chiếm 7-24%.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy một cuộc di cư của động vật trên mặt đất có thể tạo ra tác động lớn với hệ sinh thái của một con sông, tác động đến chu trình dinh dưỡng và mạng lưới thức ăn ở quy mô thập kỷ", Amanda Subalusky, tác giả chính của nghiên cứu, nói.

Các đàn linh dương đầu bò, ngựa vằn và linh dương theo các cơn mưa từ Tanzania di cư lên phía bắc qua Kenya vào tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm để tìm kiếm đồng cỏ mới. Đến tháng 10 hoặc tháng 11, đoàn di cư trở về nơi xuất phát để bước vào mùa sinh sản. 

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Đội quân hộ tống Tần Thủy Hoàng về cõi chết

Thứ năm, 22/6/2017 | 08:00 GMT+7

|

\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); });

Thứ năm, 22/6/2017 | 08:00 GMT+7

|

Đội quân đất nung bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng có kích cỡ bằng người thật với nhiều nét mặt biểu cảm khác nhau.


 

Lê Hùng (Đồ họa: Zedem Media)

Xem thêm:
\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); }); Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Mèo trở thành thú nuôi của người từ 10.000 năm trước

meo-tro-thanh-thu-nuoi-cua-nguoi-tu-10000-nam-truoc

Mèo nuôi trong nhà được thuần hóa từ 10.000 năm trước bởi nông dân ở vùng Cận Đông và Ai Cập cổ đại. Ảnh: Omlet.

Để xác định chính xác thời gian và địa điểm mèo được thuần hóa lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu tại Đại học Leuven, Bỉ, phân tích mẫu ADN lấy từ xương cốt có niên đại từ 100 đến 9.000 năm của 200 con mèo được khai quật tại các địa điểm khảo cổ ở Cận Đông, châu Phi và châu Âu.

Những phân tích di truyền học trong bài báo đăng trên tạp chí Nature Ecology & Evolution hôm 19/6 cho thấy, mèo nuôi trong nhà có nguồn gốc từ mèo rừng châu Phi (Felis silvestris lybica), phân loài mèo sống ở vùng Cận Đông và Ai Cập.

Nông dân vùng Cận Đông 10.000 năm trước có thể đã chấp nhận sự có mặt của mèo rừng, vì chúng bảo vệ hạt giống của họ khỏi các loài động vật gặm nhấm.

Theo thời gian, mối quan hệ giữa mèo và con người đã làm thay đổi dần bộ gene và hành vi của mèo rừng, từ đó phân loài mèo hoang dã dần trở nên bị con người thuần hóa.

Những nông dân di cư sau đó mang theo mèo nuôi trong nhà tới khu vực mới. Các thủy thủ cũng mang theo mèo trên tàu buôn để bắt chuột, giúp mèo thuần hóa nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu, dọc theo các tuyến đường thương mại.

"Chúng tôi vẫn chưa rõ mèo nuôi trong nhà của người Ai Cập có được đưa tới từ vùng Cận Đông hay không, hay là chúng được thuần hóa riêng biệt ở Ai Cập", Claudio Ottoni, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Lê Hùng

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tại sao mèo thích ăn cá?

Thứ năm, 22/6/2017 | 06:00 GMT+7

|

Thứ năm, 22/6/2017 | 06:00 GMT+7

Tại sao mèo không biết bơi nhưng lại rất thích ăn cá? (Gia Cường)

tai-sao-meo-thich-an-ca

Hình minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

(Khoa học kì thú)Màn chắn vô hình khiến nhiệt độ ở Mỹ cao kỷ lục

Thứ tư, 21/6/2017 | 22:00 GMT+7

|

\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); });

Thứ tư, 21/6/2017 | 22:00 GMT+7

|

Các thành phố ở đông nam nước Mỹ sẽ hứng chịu nhiệt độ cao kỷ lục trong vài ngày tới do hiện tượng vòm nhiệt.


 

Phương Hoa (Đồ họa: Next)

Xem thêm:
\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); }); Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Bóng đèn sáng cả ngày không tốn tiền điện

Thứ tư, 21/6/2017 | 21:00 GMT+7

|

Thứ tư, 21/6/2017 | 21:00 GMT+7

Bóng đèn tự chế từ chai nhựa giúp các hộ nghèo trên thế giới dẹp bỏ nỗi lo về hóa đơn tiền điện.

Bóng đèn tự chế từ chai nhựa phát ra ánh sáng tương đương bóng đèn điện 55 W. Phiên bản bóng đèn chai nhựa ban đêm được trang bị pin năng lượng Mặt Trời mini và bóng đèn LED có thể phát sáng trong 10 tiếng.

Vũ Phong

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)'Siêu năng lực' giúp con người chinh phục thế giới

sieu-nang-luc-giup-con-nguoi-chinh-phuc-the-gioi

Con người có thể phát triển một số năng lực đặc biệt thông qua rèn luyện. Ảnh: Reuters.

Nhà nhân chủng học người Mỹ Scott Carney cho rằng một số "siêu năng lực" bẩm sinh hoặc phát triển thông qua học hỏi ở con người đã giúp tổ tiên chúng ta chống chọi mọi điều kiện khắc nghiệt để tỏa ra khắp thế giới, theo Business Insider.

So với phần lớn những loài động vật khác, con người dường như khá yếu ớt. Phần lớn chúng ta sẽ gặp khó khăn khi phải sinh tồn ở nơi hoang dã dù chỉ một tuần.

Nhưng tổ tiên của chúng ta đi khắp thế giới, băng qua sa mạc rộng lớn như Sahara và những khu vực đóng băng như Siberia, chinh phục những dãy núi hùng vĩ như Alps và Himalaya, thậm chí vượt đại dương để tới những vùng đất mới. Tất cả là nhờ những khả năng đặc biệt như kiểm soát hệ thống miễn dịch hay biến bản thân thành máy định vị.

Kiểm soát hệ thống miễn dịch

Carney bắt đầu tìm hiểu khả năng chống lại các điều kiện khắc nghiệt của con người thông qua nghiên cứu cùng bậc thầy rèn luyện thể chất người Hà Lan, Wim Hof​.

Theo Hof, rèn luyện cơ thể thông qua các bài tập thở và tiếp xúc với nhiệt độ lạnh giúp ông có những khả năng tuyệt vời. Cơ thể ông luôn ấm áp, có thể thích ứng nhanh hơn với độ cao, thậm chí kích hoạt hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch.

Lúc đầu, Carney có phần hoài nghi tuyên bố này của Hof nhưng nhanh chóng bị thuyết phục. Phương pháp rèn luyện ảnh hưởng mạnh mẽ đến thể lực của Hof. Ông có thể leo lên đỉnh núi Kilimanjaro băng giá cao 5.895 m chỉ trong 28 giờ và không cần mặc nhiều áo trong khi hầu hết những người leo núi khác mất một tuần để làm điều tương tự điều kiện thời tiết đẹp.

Các nhà nghiên cứu phát hiện những người học tập phương pháp của Hof đạt đến giới hạn kiểm soát hệ thống miễn dịch của họ, điều trước đây giới khoa học cho là không thể.

Tồn tại ở những nơi có lượng oxy thấp

Nếu từng bay đến vùng có vị trí cao như Mexico City hoặc Cuzco, Peru, sau đó cố gắng đi bộ lên một ngọn đồi, bạn sẽ nhận ra độ cao ở đây khiến việc hít thở trở nên vô cùng khó khăn.

Sau vài ngày, bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Cơ thể thích nghi và hồng cầu bắt đầu thay đổi cách phản ứng và giữ oxy qua đêm, tạo ra những thay đổi kéo dài hàng tháng, giúp bạn sống sót ở những vùng cao nhất thế giới.

Người dân bản địa đã sống trong những vùng này từ hàng nghìn năm nay và phát triển khả năng thích ứng tốt hơn. Họ có thể sống bình thường với lượng oxy rất thấp trong không khí.

Lặn sâu và giữ hơi thở lâu

Khi Raimondo Bucher thực hiện màn lặn sâu 30 m vào năm 1949, các nhà khoa học cho rằng áp lực nước sẽ giết chết ông. Nhưng ông vẫn sống sót, mở ra hoạt động lặn tự do theo phong cách hiện đại.

Các nhà nghiên cứu phát hiện khi chìm trong nước, nhịp tim con người giảm xuống và lượng oxy hít vào rất ít. Trong những năm gần đây, các thợ lặn đã tiếp tục đẩy giới hạn chịu đựng của con người tiến xa hơn. Một số người có thể lặn sâu hơn 200 m và giữ hơi thở trong hơn 22 phút khi ở dưới nước.

Tự sưởi ấm cơ thể

Vận động viên bơi lội Lewis Pugh bơi được rất xa ở Bắc Cực và Nam Cực. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu về cơ thể của Pugh kết luận nhiệt độ cơ thể của ông tăng 1,2 độ C trước khi xuống nước. Điều này giúp cơ thể ông tự sưởi ấm, sẵn sàng tiếp xúc với nhiệt độ đóng băng.

Chạy bộ xa nhất hành tinh

Con người có khả năng duy trì tốc độ trên đường chạy dài hơn 32 km, lâu hơn hầu hết các loài khác. Chúng ta có thể tiếp tục chạy và làm mát cơ thể, một ưu điểm vượt trội hơn cả loài ngựa.

Những người chạy bộ đường dài tốt nhất có sự thích nghi đặc biệt. "Dị nhân" Dean Karnazes từng tham gia 50 cuộc chạy đua marathon trong 50 ngày liên tục, năng lực rất hiếm người trên thế giới đạt tới.

Biến bản thân thành máy định vị

Cá heo và dơi có thể định hướng bằng cách phát ra sóng âm, sau đó nhận biết hướng di chuyển nhờ âm thanh dội lại. Thế giới biết tới khả năng tạo ra tiếng dội của con người nhờ Daniel Kish. Là một người mù, ông tạo ra những âm thanh và sử dụng như một máy định vị để đi xe đạp hoặc băng qua những vùng hoang vu.

Theo các nhà nghiên cứu, con người có thể học phương pháp định vị này để nhìn trong bóng tối chỉ sau vài tuần huấn luyện.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Mây đen 'nuốt chửng' tòa nhà chọc trời ở New York

Thứ tư, 21/6/2017 | 16:00 GMT+7

|

Thứ tư, 21/6/2017 | 16:00 GMT+7

Mưa bão mang gió lớn và sấm sét tràn vào New York, Mỹ giống như cảnh tượng trong các bộ phim về tận thế. 

Thành phố New York, Mỹ chiều 19/6 hứng chịu hiện tượng thời tiết cực đoan với mưa lớn, sấm chớp và gió có lúc lên đến 100 km/h sau một ngày nóng ẩm, theo NBC New York. Trong cơn giông lớn, mây đen tràn vào quận Manhattan, "nuốt chửng" các tòa nhà cao tầng như cảnh tượng ngày tận thế.

Giông gió và mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ở New York bị ngập lụt, nhiều cây cối gãy đổ và gây ra tình trạng mất điện ở nhiều khu vực.

Các chuyến bay ở sân bay Newark, bang New Jersey và sân bay Kennedy, bang New York bị hoãn trong nhiều giờ. 2.000 người ở New Jersey và trên 2.000 người ở Long Island chịu cảnh mất điện.

Sét đánh xuống thành phố Poughkeepsie, bang New York

Giông và bão hình thành khi một trung tâm áp thấp phát triển bên trong một hệ thống áp cao. Sự kết hợp của hai khối áp đối ngược nhau sinh ra gió, dẫn đến sự hình thành của các đám mây bão. Các khối áp thấp hình thành do dòng khí nóng dâng lên từ mặt đất, có thể gây lốc.

Đường ngập nước vì mưa bão ở Brooklyn, thành phố New York. Ảnh chụp màn hình: Instagram.

Đường ngập nước vì mưa bão ở Brooklyn, thành phố New York. Ảnh chụp màn hình: Instagram.

Vũ Phong

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Mực xăm thông minh có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Y Harvard, Mỹ, hợp tác để tạo ra DermalAbyss nhằm thay thế mực xăm truyền thống bằng mực xăm cảm biến sinh học có khả năng thay đổi màu sắc khi phản ứng với độ pH, natri và lượng đường trong máu, Cnet hôm 15/6 đưa tin.

"Đây là mực xăm chứa các cảm biến sinh học đầu tiên trên thế giới. Chúng tôi muốn thiết kế một hệ thống trên cơ thể có khả năng giám sát sức khoẻ con người", Ali Yetisen, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Y Harvard, cho biết.

muc-xam-thong-minh-co-the-canh-bao-van-de-suc-khoe

Mực xăm có thể đổi màu theo tình trạng sức khỏe. Ảnh: MIT.

Người mắc bệnh tiểu đường thường phải chích máu ở da nhiều lần trong ngày nếu muốn kiểm tra lượng đường trong máu. Nhưng với mực xăm DermalAbyss, họ chỉ cần quan sát hình xăm trên cơ thể. Hình xăm sẽ chuyển đổi màu sắc từ xanh lam sang nâu nếu đường huyết cao hơn mức bình thường.

Khả năng của các hình xăm thông minh không chỉ dừng lại ở đó. Mất nước, vấn đề sức khỏe thường xảy ra hơn, có thể được theo dõi thông qua mực xăm chứa cảm biến natri. Nó hoạt động bằng cách chuyển thành màu xanh lá cây sặc sỡ dưới ánh sáng tia cực tím (UV) khi nồng độ muối trong cơ thể tăng lên. Các cảm biến pH có khả năng phát quang dưới tia cực tím, hoặc thay đổi theo mức độ kiềm bằng cách chuyển từ màu tím sang hồng.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thành công mực xăm cảm biến sinh học trên da lợn chết. Họ cho biết cần khắc phục một số hạn chế trước khi thử nghiệm trên sinh vật sống, chẳng hạn như mở rộng phạm vi và cường độ thay đổi màu sắc nhằm mang lại thông tin chính xác hơn.

"Có rất nhiều bước đi trong quá trình phát triển dự án này. Chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm nhiều hơn trên da lợn chết, sau đó đến động vật sống và cuối cùng là con người", Katia Vega, nhà nghiên cứu tại MIT, nói.

Lê Hùng

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Hà mã nổi giận dìm chết tê giác tranh nước uống

Kiểm lâm viên Stanley Robertson ghi lại cuộc chạm trán giữa hà mã và tê giác ở khu vực Klein Karoo, Nam Phi, Sun hôm nay đưa tin.

Robertson trông thấy con tê giác đến gần đầm nước nơi những con hà mã đang canh gác. Đầm nước này được chúng coi là một kho báu khi thời tiết khô hạn kéo dài trong khu vực. Một con hà mã nổi giận, tỏ ra không hài lòng khi phải chia sẻ đầm nước với vị khách không mời mà đến.

Tê giác không hề chùn bước khi hà mã phát ra tiếng gầm lớn cảnh báo trước khi bước lên bờ để tấn công đối phương. Tê giác có kích thước khá lớn và thường nằm chắc phần thắng khi chiến đấu với hà mã.

Nhưng trong trường hợp này, con tê giác trở nên thất thế khi hà mã tấn công, bởi sừng của nó đã bị kiểm lâm cưa mất để ngăn chặn những kẻ săn trộm. Mất đi vũ khí lợi hại, tê giác không thể đâm thủng bụng hà mã, khiến nó bị đẩy lui trước hàm răng cực khỏe của hà mã.

Tê giác lùi dần về phía sau và ngã ngửa giữa đầm nước nông. Sau đó, hà mã rút lui nhưng tê giác không thể tự đứng dậy được do lớp bùn dính chặt cơ thể. Nó vùng vẫy tuyệt vọng dưới nước cho tới khi chết đuối.

"Hà mã trở nên vô cùng hung dữ trong đợt hạn hán. Con tê giác mất sừng không có lấy một cơ hội sống sót trước thân hình đồ sộ của hà mã", Robertson nói.

Hà mã chỉ xếp sau voi châu Phi và tê giác về độ lớn, là một trong những động vật nguy hiểm nhất châu Phi, giết chết trung bình 500 người mỗi năm.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tàu siêu tốc đi dọc nước Anh trong 8 phút

tau-sieu-toc-di-doc-nuoc-anh-trong-8-phut

Hành khách di chuyển trong đường ống chân không trong các toa lớn bằng một chiếc xe hơi. Ảnh: Caters News.

Công ty Mỹ Hyper Chariot đang lên kế hoạch thiết kế tàu siêu tốc 6.400 km/h, bao gồm nhiều toa tàu lớn bằng chiếc xe hơi có thể phóng xuyên qua đường ống chân không ở tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh, Sun hôm nay đưa tin. Hệ thống giao thông công cộng siêu thanh này có thể đi vào vận hành năm 2040.

"Đoàn tàu này nghe giống như trong phim khoa học viễn tưởng, nhưng công nghệ hiện nay đã cho phép tàu chở khách và chở hàng di chuyển trong đường ống chân không ở vận tốc 6.400 km/h. Đây cũng là dạng phương tiện giao thông an toàn nhất. Hầu hết tai nạn khi tham gia lưu thông do đều lỗi của con người hoặc thời tiết xấu", Matthew Modine, chủ tịch Hyper Chariot, cho biết.

Hyper Chariot là tàu tự lái, được giám sát từ một trung tâm điều khiển. Đường ống chạy tàu không bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường ở Anh.

Con tàu tăng tốc từ 0 đến 1.600 km/h chỉ trong 60 giây, nhanh gấp đôi máy bay Boeing 747 và đạt tốc độ tối đa 6.400 km/h nhờ động cơ điện siêu mạnh.

Theo phát ngôn viên công ty Hyper Chariot, con tàu có thể đi từ London đến Edinburgh trong (534 km) chỉ trong 8 phút, so với hơn 7 tiếng đi bằng ôtô, 4 tiếng đi bằng tàu hỏa và 70 phút đi bằng máy bay.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Mực khổng lồ bị thương được người lướt ván kéo vào bờ

James Taylor phát hiện con mực khổng lồ bị thương khi đang lướt ván cùng vợ ở vùng biển gần Melkbosstrand, một ngôi làng ven biển cách Cape Town, Nam Phi khoảng 32 km về phía bắc, hồi tháng 3, theo Earth Touch News.

Taylor cho biết con mực đã lịm đi với vài xúc tu bị đứt và toàn thân chi chít vết cắn. "Nó bị thương khá nặng và hầu như không thể sống sót khi tôi bắt gặp nó. Nó thậm chí không cố bơi đi xa, bởi vậy chúng tôi quyết định giúp nó bớt khổ sở khi vào bờ. Dường như đó là điều tốt nhất chúng tôi có thể làm lúc đó", Taylor nói.

Taylor quyết định nhảy xuống buộc một sợi dây thừng quanh con mực để kéo nó vào bờ, nhưng không phải nhằm cứu sống nó. "Tôi cố gắng đưa nó vào bờ vì mục đích nghiên cứu trước khi nó bị những con hải cẩu trong khu vực ăn thịt", Taylor chia sẻ trên Facebook.

Con mực cố gắng dùng xúc tu cuộn tròn vòng quanh ván trượt của Taylor trong quá trình được đưa vào bờ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc tiếp xúc với con mực lớn cỡ này, thậm chí là con vật bị thương, cũng có thể gây nguy hiểm với Taylor. Mực khổng lồ cực khỏe và chiếc mỏ sắc của chúng được cấu tạo để cắn vỡ vỏ con mồi cứng. Cả Taylor và vợ sau đó đều trở về bờ an toàn.

Đoạn video ghi lại cảnh tượng do Taylor chia sẻ thu hút hơn 47.000 lượt xem trên Instagram. Một số người xem tỏ ra thích thú trong khi những người khác băn khoăn về tính hợp lý của hành động kéo con mực bị thương vào bờ.

Mực khổng lồ (Architeuthis) có chiều dài lên tới 13-14 m với con cái và 10 m với con đực. Chúng sống ở vùng biển sâu phía bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Loài mực này được cho là hung dữ, hay tấn công động vật khác, bao gồm cả ngư dân và tàu thuyền của họ.  

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Cầu vồng lửa hút mắt người dân Singapore

Hình ảnh cầu vồng lửa ở Singapore ngày 15/6. Ảnh: Tay Cheong Soon

Hình ảnh cầu vồng lửa ở Singapore ngày 15/6. Ảnh: Tay Cheong Soon

Cầu vồng lửa xuất hiện ở phía đông bắc Singapore vào khoảng 16h45 ngày 15/6, theo Straits Times. "Có vài đám mây đen quanh cầu vồng lửa", Eric Teo, sinh viên 19 tuổi cho biết chưa từng nhìn thấy cầu vồng lửa, nói. "Ngoài điểm này, trời khá quang đãng".

"Thông thường bạn nhìn thấy cầu vồng sau cơn mưa. Nhưng cầu vồng này không bắc qua bầu trời, nó hình thành trong các đám mây", anh Tay Cheong Soon, 46 tuổi, cho biết. Hồi tháng 2, anh Tay Cheong Soon bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy cầu vồng lửa.

Hình ảnh cầu vồng lửa hồi tháng 2

Cầu vồng lửa xuất hiện khi ánh sáng bị tán sắc do đi qua các khối cầu băng li ti hoặc giọt nước trong đám mây. Cầu vồng lửa thường xuất hiện vào chiều muộn trong những ngày trời nóng và ẩm, theo National Geographic.

Nhiều cầu vồng lửa hình thành trên các đám mây vũ tích, loại mây dày đặc phát triển theo phương thẳng đứng có liên quan đến giông và sự bất thường của khí quyển. 

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Nấm biến bọ cánh cứng thành xác sống để dụ con mồi

Xác bọ cánh cứng treo trên bông hoa để tăng cơ hội phát tán bào tử nấm. Ảnh: Giáo sư Steinkraus

Xác bọ cánh cứng treo trên bông hoa để tăng cơ hội phát tán bào tử nấm. Ảnh: Giáo sư Steinkraus

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Invertebrate Pathology, Donald Steinkraus, giáo sư khoa sâu bọ học tại Đại học Arkansas, Mỹ, cho biết loại nấm Eryniopsis lampyridarum có khả năng điều khiển bọ cánh cứng ngay cả khi con vật đã chết, Livescience ngày 15/6 đưa tin.

Giáo sư Steinkraus lần đầu tiên phát hiện mối quan hệ ký sinh chết chóc này tại một trang trại nghiên cứu ở Fayetteville, Arkansas. Hàng trăm bọ cánh cứng bản địa ở Bắc Mỹ có tên khoa học Chauliognathus pensylvanicus tụ tập ăn phấn hoa và giao phối trên cánh đồng mà không hề biết nhiều đồng loại của chúng đã bị biến thành "xác sống". 

"Trên các bông hoa, tôi nhận thấy nhiều bọ cánh cứng đã chết, với hàm răng cắn chặt treo lủng lẳng trên bông hoa", Steinkraus nói. "Cánh của chúng mở rộng và thân phồng to bởi nấm gây bệnh".

Những con vật này đã bị nhiễm bào tử nấm trong tự nhiên. Nấm nhanh chóng lây lan trên cơ thể bọ cánh cứng trước khi biến chúng thành xác sống để tiếp tục truyền nhiễm. Sau khoảng hai tuần xâm nhập cơ thể bọ, nấm điều khiển vật chủ trèo lên cây, cắn vào hoa trước khi bỏ mạng.

Thu thập 500 mẫu bọ cánh cứng còn sống và đã chết để nghiên cứu, Steinkraus phát hiện bào tử nấm dính trên cơ thể bọ khi phát triển sẽ xuyên qua lớp vỏ của bọ rồi mọc từ bên trong. Steinkraus cho rằng, có khả năng nấm sử dụng các tín hiệu hóa học để điều khiển vật chủ. 

Xác bọ cánh cứng treo trên hoa cả ngày, sau đó nấm bắt đầu điều khiển bọ cánh cứng mở rộng đôi cánh. "Đôi cánh trên xác bọ mở ra như lúc con vật đang bay. Việc này làm lộ các bào tử nấm và có thể nhằm thu hút những con bọ khỏe mạnh khác", Steinkraus giải thích.

Những con bọ cánh cứng khỏe mạnh nhầm tưởng con bọ đang dang cánh này là bạn tình liền sà xuống để giao phối và ngay lập tức nhiễm bào tử nấm, để rồi biến thành "xác sống" mới và tiếp tục lây truyền loại nấm ký sinh tử thần này.

Bọ cánh cứng không có giải pháp để tự vệ trước loài nấm ký sinh, khiến 20% loài này chết mỗi năm vì nhiễm nấm.

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Vì sao bóng đèn dùng lâu lại bị đen?

Thứ tư, 21/6/2017 | 06:00 GMT+7

|

Thứ tư, 21/6/2017 | 06:00 GMT+7

Vì sao bóng đèn dùng lâu, bên trong lớp thủy tinh thường xuất hiện mảng đen? (Thúy An)

vi-sao-bong-den-dung-lau-lai-bi-den

Ảnh minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

(Khoa học kì thú)Quá trình Trái Đất rực nóng trong 100 năm qua

Thứ ba, 20/6/2017 | 22:00 GMT+7

|

Thứ ba, 20/6/2017 | 22:00 GMT+7

Đồ họa của NASA cho thấy nhiệt độ trung bình ở nhiều khu vực trên thế giới đang không ngừng tăng lên và Trái Đất ngày càng ấm hơn.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đầu tháng 6 công bố đồ họa mô tả xu hướng nóng lên toàn cầu trong giai đoạn 1880-2015, theo Telegraph.

Đồ họa cho thấy trong hơn 100 năm qua, nhiệt độ trên Trái Đất đã thay đổi từ màu xanh lam biểu thị cho mức nhiệt lạnh hơn trung bình cho đến màu cam rực nóng trên toàn cầu, thể hiện nhiệt độ ấm hơn mức trung bình.

Trái Đất xuất hiện với phần lớn là màu xanh lam trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20. Những mảng màu cam bắt đầu xuất hiện từ giữa thập kỷ 1930, và sau đó dần trở nên phổ biến hơn, cho thấy nhiệt độ Trái Đất đang không ngừng gia tăng.

Lê Hùng

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Lý do đàn ông có núm ngực

ly-do-dan-ong-co-num-nguc

Núm ngực ở đàn ông được giữ lại vì không gây bất lợi cho quá trình tiến hóa. Ảnh minh họa: Instamedia.com.

Đàn ông cũng có núm ngực như phụ nữ do quá trình phát triển tuân theo bản đồ di truyền trong bào thai, theo Ian Tattersall, nhà cổ nhân chủng học ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ tại New York.

"Về cơ bản, cả đàn ông và phụ nữ đều ra đời từ cùng một bản đồ di truyền học. Sau đó, hai giới phát triển theo hướng hơi khác nhau trong tử cung và đặc biệt là sau khi chúng ta tới tuổi dậy thì", Live Science dẫn lời Tattersall.

Trong suốt vài tuần đầu tiên, bào thai bé trai và gái đều theo cùng bản đồ di truyền, bao gồm phát triển núm ngực. Tuy nhiên, ở tuần thứ 6-7 trong thai kỳ, một gene trên nhiễm sắc thể Y gây ra thay đổi dẫn tới sự phát triển của tinh hoàn, cơ quan sản sinh và tiết testosterone ở bào thai bé trai.

Sau khi tinh hoàn hình thành, bào thai bé trai bắt đầu sản sinh testosterone vào khoảng 9 tuần tuổi, làm thay đổi hoạt động di truyền của tế bào ở cơ quan sinh dục và não bộ.

Đến giai đoạn này, những bộ phận không phục vụ mục đích tiến hóa của đàn ông thường bị loại bỏ, nhưng núm ngực là một ngoại lệ, bởi nó không gây bất lợi cho cả quá trình tiến hóa.

"Việc sở hữu núm ngực không thực sự ảnh hưởng tới trao đổi chất ở đàn ông. Chọn lọc tự nhiên không đòi hỏi loại bỏ hết những thứ chúng ta không cần đến", Tattersall nói.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Bác sĩ Italy nối tủy chuột thành công bằng keo đặc biệt

bac-si-italy-noi-tuy-chuot-thanh-cong-bang-keo-dac-biet

Đầu chuột nhắt được ghép vào mình chuột cống trong thí nghiệm hồi tháng 4 của bác sĩ Canavero. Ảnh: Pinterest.

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh người Italy Sergio Canavero tuyên bố đạt thành công trong việc nối lại tủy sống bị cắt rời của nhiều con chuột bằng một dung dịch đặc biệt mà ông gọi là "keo", Business Insider hôm 15/6 đưa tin.

Theo Canavero, mỗi thí nghiệm là một bước nhỏ hướng đến mục tiêu thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới, quá trình bị nhiều chuyên gia trong ngành cho là kỳ quặc và bất khả thi. Dù gặp phải nhiều trở ngại về mặt đạo đức và khoa học, Canavero vẫn đang tiến hành nhiều ca thử nghiệm ghép đầu hoàn chỉnh trên động vật.

Trong một bài báo xuất bản hôm 14/6, Canavero nêu chi tiết cách ông và nhóm phẫu thuật viên nối lại tủy sống ở một nhóm chuột, sử dụng loại nhựa tên polyethylene glycol (PEG). Trước đó, khi diễn thuyết tại sự kiện của tổ chức phi chính phủ TED, Canavero miêu tả PED như một loại keo sinh học đặc biệt, có thể là chìa khóa để phẫu thuật ghép đầu thành công trong tương lai.

Canavero nhấn mạnh thí nghiệm mới nhất là một bước tiến lớn. "Những người chỉ trích cho rằng tủy sống bị cắt đứt không thể được phục hồi và do đó, ghép đầu người là bất khả thi. Nhưng ảnh scan cho thấy tủy sống đã được tái tạo", Canavero nói.

Các bác sĩ phẫu thuật từng sử dụng PEG trong một loạt thí nghiệm tiến hành vào những năm 1930 và 1940, trong đó họ cố gắng nối liền tủy sống của chó để chúng có hai đầu. Đó cũng là thành tựu Canavero tuyên bố đạt được hồi tháng 4, khi mô tả quá trình ghép đầu chuột nhắt vào cơ thể chuột cống. Ông lặp lại quá trình này ở vài con vật khác, tạo ra một loạt chuột hai đầu sống trung bình khoảng 36 tiếng.

Trong lúc chuẩn bị cho thí nghiệm gần đây nhất với chuột nhắt, Canavero cũng thực hiện quá trình phẫu thuật cắt tủy sống của một con chó và nối lại nhưng không tiết lộ chi tiết con vật sống được bao lâu.

Trong nghiên cứu mới nhất, Canavero mô tả các bước cắt đứt tủy sống của chuột nhắt sau đó dùng nước muối để vết thương ngừng chảy máu. Sau đó, 9 con chuột nhắt được điều trị bằng PEG có vết thương lành dần, 6 con chuột chỉ được xử lý bằng nước muối. Cả hai nhóm đều được truyền kháng sinh trong 72 giờ sau quá trình phẫu thuật. Theo kết quả Canavero chia sẻ, nhóm chuột dùng PEG khôi phục lại chức năng vận động và có thể đi lại sau 28 ngày. Tuy nhiên, cả nhóm chuột không thể sống quá một tháng, trừ một con chết muộn hơn một chút.

Việc duy trì sự sống cho những con vật trong thí nghiệm không phải mục tiêu của Canavero. Với bác sĩ này, mỗi thí nghiệm chỉ giúp ông tiếp cận gần hơn mục tiêu ghép đầu thành công ở người.

Bác sĩ Canavero đang hợp tác với các chuyên gia ở Trung Quốc để có thể thực hiện ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới vào năm sau. Hiện nhóm nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm ứng viên phù hợp để có thể thực hiện ca phẫu thuật chưa từng có tiền lệ này.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Dàn UAV chuyên săn tìm cá voi

Thứ ba, 20/6/2017 | 19:00 GMT+7

|

Thứ ba, 20/6/2017 | 19:00 GMT+7

Các nhà khoa học sẽ sử dụng thiết bị bay không người lái để nghiên cứu cá voi từ xa nhằm hạn chế hoạt động quấy rầy chúng.

Các nhà khoa học nghiên cứu về cá voi trước đây thường phải lấy mẫu ADN và máu từ từng cá thể cá voi theo phương pháp xâm phạm, cũng như gắn chip vào vây để giám sát hoạt động và hành trình của chúng. Hoạt động này có thể gây bất lợi đến tâm lý của đàn cá voi cũng như quấy rầy cuộc sống của chúng.

Để khắc phục tình trạng này, các nhà khoa học thuộc dự án hợp tác của tổ chức phi lợi nhuận Parley và Intel đang thiết kế các thiết bị bay không người lái (UAV) mang tên SnotBot để thu thập dữ liệu sinh học của cá voi bằng phương pháp ít xâm phạm nhất, Digital Trends ngày 19/6 đưa tin.

SnotBot được điều khiển từ xa, có thể bay ngay phía trên đầu cá voi khi chúng ngoi lên thở, nhằm thu thập dịch tiết được phun ra từ lỗ thở của chúng. Dịch tiết này có thể được phân tích ở tàu nghiên cứu, giúp các nhà khoa học biết được ADN và hormone thai kỳ của từng cá thể cá voi.

Ngoài SnotBot, một nhóm các thiết bị bay không người lái khác sẽ được trang bị camera chụp hình cá voi để các nhà khoa học nhận diện những sinh vật khổng lồ của đại dương dù không cần gắn thiết bị theo dõi. "Tôi gọi đây là công nghệ 'nhận diện gương mặt'", Alyson Griffin, phó chủ tịch nhóm marketing và truyền thông toàn cầu của Intel, nói.

Nghiên cứu cá voi mang lại lợi ích không chỉ cho loài này mà còn cho con người và môi trường trong một tổng thể thống nhất. Cá voi nằm ở nhóm trên trong chuỗi thức ăn của đại dương, cung cấp cái nhìn về môi trường biển nói chung và có liên quan đến lợi ích của con người.

Vũ Phong (Video: PARLEYCHANNEL)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Kỳ quan thiên nhiên bị núi lửa chôn vùi ở New Zealand

ky-quan-thien-nhien-bi-nui-lua-chon-vui-o-new-zealand

Hình vẽ mô tả nền đất bậc thang màu hồng và trắng ở bờ hồ Rotomahana trong những năm 1870. Ảnh: Đại học Otago.

Nền đất bậc thang màu hồng và trắng trên bờ hồ Rotomahana từng thu hút du khách từ khắp nơi đến đảo Bắc, New Zealand, vào giữa những năm 1800, theo National Post. Đây được coi là kỳ quan thiên nhiên thứ 8 của thế giới, với những lớp trầm tích silica lớn nhất Trái Đất.

Ngày 10/6/1886, núi lửa Tarawera phun trào dữ dội, giết chết 120 người và để lại một vết nứt dài 17 km trên núi. Nhiều người tin rằng, vụ phun trào núi lửa này làm phá hủy các bậc thang bên hồ Rotomahana, khiến chúng biến mất vĩnh viễn.

Trong bài báo công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Hoàng gia New Zealand hôm 7/6, hai nhà nghiên cứu Rex Bunn và Sascha Nolden cho biết họ đã xác định được vị trí của các nền bậc thang nằm dưới mặt đất, theo Guardian. Nếu kỳ quan thiên nhiên này vẫn còn tồn tại, nó sẽ bị chôn vùi dưới lớp tro bụi núi lửa dày khoảng 10-15 m.

"Các nền đất bậc thang từng là địa điểm hút khách bậc nhất ở Nam bán cầu. Nhiều người bất chấp nguy hiểm đến đây chỉ để tận mắt nhìn thấy địa hình độc đáo và đẹp mắt lạ thường. Nhưng chính phủ lúc đó không thực hiện khảo sát nên không có tư liệu về tọa độ của khu vực", Bunn nói.

Bunn và Nolden sử dụng nhật ký thực địa viết năm 1859 của Ferdinand von Hochstetter, nhà địa chất người Áo gốc Đức, để xác định vị trí của kỳ quan thiên nhiên thứ 8. Cuốn nhật ký chứa nhiều mô tả về khu vực hồ Rotomahana trước khi núi lửa phun trào năm 1886, cho phép các nhà nghiên cứu lập bản đồ ba vị trí tiềm năng của kỳ quan hình bậc thang này.

Lê Hùng

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Bị vây bắt, trăn nổi giận cắn chân người

Sirichai Wongsuu phát hiện một con trăn dài 4,3 m nằm cuộn tròn quanh xà gỗ trên trần nhà tại Chachoengsao, Thái Lan nên quyết định gọi đội cứu hộ động vật đến di chuyển nó đi nơi khác, Sun hôm qua đưa tin.

Đội cứu hộ đến nhà của Wongsuu và dùng móc kéo con trăn từ trên xà gỗ xuống nền nhà. Bị lôi xuống bất ngờ, con trăn nổi giận, liên tục tấn công những người xung quanh, khiến họ sợ hãi la hét và nhảy tránh.

Con trăn giận dữ cắn vào gót chân nhân viên cứu hộ Danu Pon khi anh dùng chân trần dẫm lên đầu để kiểm soát nó. Máu túa ra từ chân Pon còn con trăn tiếp tục đe dọa những người còn lại trong phòng.

"Chúng tôi giằng co suốt 20 phút nhằm bắt con trăn. Tôi dùng chân phải dẫm lên đầu nó nhưng bị nó cắn. Vết thương rất đau. Tôi cảm thấy chiếc răng của nó cắm ngập vào thịt và đá văng nó ra nhưng con trăn lại lao đến và bò về phía tôi", Pon kể.

"Tim tôi đập thình thịch khi con trăn nhìn tôi chằm chằm với chiếc miệng há to. Vào lúc nghĩ mình sắp chết chắc, tôi liền nhờ đồng nghiệp phân tán sự chú ý của nó. Tôi rất may mắn khi chỉ bị cắn nhẹ và vết thương không có độc. Loài trăn trở nên nguy hiểm nhất nếu chúng tóm được bạn khi bạn đang ngủ", Pon chia sẻ.

Đội cứu hộ Chachoengsao dùng dây thừng thít chặt cổ con trăn, nhét nó vào bao tải và thả về tự nhiên. Họ phát hiện con trăn là thủ phạm giết chết nhiều mèo và gà ở địa phương.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Nông trường Israel thu triệu USD nhờ hồ chứa trên sa mạc

Thứ ba, 20/6/2017 | 14:33 GMT+7

|

Thứ ba, 20/6/2017 | 14:33 GMT+7

Hồ chứa thu gom nước lũ và nước thải qua xử lý để cung cấp nguồn tưới tiêu quan trọng giúp nông dân Israel đổi đời.

Ông Yigal Abtabi là chủ một nông trường ở tây nam Beersheva, trên sa mạc Negev của Israel. 10 năm trước, việc thiếu nguồn nước tưới tiêu khiến ông chỉ có thể trồng được khoai tây với diện tích nhỏ.

Từ khi có hồ chứa Tifrach, nông dân trong khu vực như ông Abtabi đổi đời nhờ có nguồn nước dồi dào để trồng trồng lựu và các loại nông sản khác.


Ông Abtabi nói về sự thay đổi trong canh tác nông nghiệp ở nông trường. 

Nông trường của ông Abtabi đang trồng 5.000 cây lựu, cho doanh thu 8,5 triệu USD mỗi năm nhờ xuất khẩu sang các thị trường châu Âu và Nga.

Người dân trong vùng cũng đã chuyển từ trồng bông và cỏ dành cho gia súc sang canh tác nhiều loại cây như khoai tây, cà rốt, cần tây, súp lơ, củ cải, ngô, cam quýt, lựu, quả hạnh nhờ có hệ thống cấp nước của Keren Kayemeth LeIsrael-Jewish National Fund (KKL-JNF), một tổ chức phi lợi nhuận của Israel thành lập từ năm 1901.

Hồ chứa Tifrach nằm trong hệ thống cấp nước của KKL-JNF, nhằm giải quyết vấn đề cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp trong vùng. Hồ cấp nước cho khu vực Beersheva, Ofakim và các cộng đồng xung quanh.


Hồ Tifrach sâu 17 m, có diện tích hơn 300.000 m2, nằm giữa sa mạc khô cằn, chứa khoảng 2 triệu m3 nước.

Là tổ chức thực hiện các công nghệ xanh hàng đầu Israel, KKL-JN đã xây dựng 230 hồ chứa trên khắp Israel, cung cấp 2/3 nguồn nước cho nông nghiệp nước này.

Hồ chứa Tifrach lấy nước từ cụm hồ Aryeh (Aryeh Pools), được xây dựng với sự hỗ trợ của đối tác ở Australia.

Một nguồn cấp nước quan trọng cho Aryeh là nước từ Nhà máy xử lý nước thải Beersheba, được xử lý thêm để phù hợp cho các loại cây nông nghiệp.

Ba hồ chứa tại Aryeh có công suất khoảng 50.000 m3 mỗi hồ. Một hồ nhận nước vào, một hồ làm sạch và hồ thứ ba dùng để dự trữ, được sử dụng trong trường hợp nước bị tràn hoặc hệ thống gặp trục trặc kỹ thuật.

Hệ thống hồ chứa của KKL-JN thu thập nước lũ ở biển hồ Galilee cũng như từ các cơ sở xử lý nước thải của cả nước, cung cấp khoảng 260 triệu m3 nước tưới tiêu mỗi năm.

Việt Anh

Xem thêm:
  • 3 giờ trước

  • 49 phút trước

  • 3 giờ trước

  • 1 giờ trước

  • 1 giờ trước

  • 2 giờ trước

  • 1 giờ trước

  • 2 giờ trước

  • 3 giờ trước

  • 1 giờ trước

  • 2 giờ trước

  • 14 giờ trước

  • 6 giờ trước

  • 3 giờ trước

  • 4 giờ trước

  • 7 giờ trước

  • 4 giờ trước

  • 2 giờ trước

  • 5 giờ trước

  • 4 giờ trước

  • 7 giờ trước

  • 4 giờ trước

  • 8 giờ trước

  • 3 giờ trước

  • 350.000 đ

  • 498.000 đ

  • 350.000 đ

  • 350.000 đ

  • 1.048.000 đ

  • 402.000 đ

  • 4.199.000 đ

  • 469.000 đ

  • 1.809.000 đ

  • 4.680.000 đ

  • 105.000 đ (-25%)

  • 49.000 đ (-29%)

  • 1.200.000 đ (-46%)

  • 229.000 đ (-30%)

  • 499.000 đ (-27%)

  • 99.000 đ (-48%)

  • 229.000 đ (-41%)

  • 639.000 đ (-29%)

  • 3.465.000 đ (-10%)

  • 4.699.000 đ (-4%)

  • 396.000 đ

  • 16.990.000 đ

  • 1.690.000 đ (-6%)

  • 16/06/2017 - 23/06/2017

  • 16/06/2017 - 23/06/2017

  • 15/06/2017 - 30/06/2017

  • 07/06/2017 - 30/06/2017

  • 2.000.000.000 đ

  • 28.000.000 đ

  • 32.000.000 đ

  • Thỏa thuận

  • 18.800.000 đ

  • Thỏa thuận

  • 1.700.000.000 đ

  • 10.000.000 đ

  • 170.000.000 đ

  • Thỏa thuận

  • 10.000.000 đ

  • 1.650.000 đ

  • Thỏa thuận

  • 3.500.000.000 đ

  • 30.000.000 đ

  • 30.000.000 đ

  • 2.000.000 đ

  • 250.000 đ

  • 433.000.000 đ

  • 2.180.000.000 đ

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Loại vi khuẩn có thể đã đoạt mạng sinh viên Mỹ bị Triều Tiên bắt

Hình ảnh Otto Warmbier ở thời điểm được đưa đến tòa tối cao ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

Hình ảnh Otto Warmbier ở thời điểm được đưa đến tòa tối cao ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

Otto Warmbier, 22 tuổi, sinh viên Đại học Virginia, Mỹ qua đời hôm 19/6, vài ngày sau khi được Triều Tiên phóng thích trong tình trạng tổn thương não nghiêm trọng. Các quan chức Triều Tiên cho biết Warmbier bị ngộ độc thịt và rơi vào tình trạng hôn mê sau khi uống thuốc an thần, theo USA Today.

Ngộ độc thịt là bệnh hiếm gặp, có thể gây chết người, xảy ra do bệnh nhân nhiễm các độc tố cực mạnh của vi khuẩn Clostridium botulinum, theo ExpressClostridium là một loại trực khuẩn hình que, có khả năng sinh độc tố thần kinh botulimum neurotoxin tuýp A-G, gây liệt cơ, phá hủy thần kinh trung ương khiến nạn nhân tử vong.

Clostridium bình thường không gây hại, nhưng trong môi trường yếm khí, nó trở thành vi khuẩn cực độc. Clostridium có thể được tìm thấy trong đất, bụi hay trầm tích ở sông, biển. 

Con người có thể bị ngộ độc thịt do ăn thực phẩm đóng hộp có vấn đề ở khâu đóng gói, chế biến hay bảo quản; thông qua vết thương do tiêm thuốc phiện chứa vi khuẩn vào cơ thay vì vào mạch máu hoặc nuốt phải bào tử vi khuẩn khi còn bé lúc hệ miễn dịch còn yếu.

Khi cơ thể bị nhiễm độc, các độc tố tấn công hệ thần kinh, gây tê liệt khắp cơ thể, bao gồm các cơ kiểm soát việc thở. Các triệu chứng như cảm thấy không khỏe, nôn mửa, co rút cơ bụng, tiêu chảy hoặc táo bón của bệnh nhân thường diễn ra sau 12-36 tiếng sau khi nhiễm độc nhưng cũng có thể bắt đầu chỉ sau 6 tiếng.

Clostridium có thể biến thành vi khuẩn cực độc trong môi trường yếm khí. Ảnh: Science

Clostridium có thể biến thành vi khuẩn cực độc trong môi trường yếm khí. Ảnh: Science.

Nạn nhân bị ngộ độc thịt được điều trị bằng thuốc kháng độc tố trong điều kiện chăm sóc đặc biệt. Thời điểm điều trị đóng vai trò quan trọng, bởi phần lớn nạn nhân bị ngộ độc thịt sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được chữa trị kịp thời, chỉ có khoảng 5-10% trường hợp tử vong.

Nguyên nhân Warmbier bị ngộ độc thịt chưa được làm rõ. Theo các nguồn tin, Warmbier rơi vào tình trạng hôn mê từ tháng 3/2016, không lâu sau khi bị Bình Nhưỡng kết án sinh viên này 15 tù khổ sai vì có hành vi gỡ bỏ biểu ngữ tuyên truyền trong một khách sạn ở Bình Nhưỡng.

Otto Warmbier được đưa về Mỹ

Dù không bình luận về vụ việc của Warmbier, Robert Glatter, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York, Mỹ cho biết ngộ độc thịt sẽ không khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê. "Tuy nhiên, nếu uống một lượng thừa thuốc an thần, bệnh nhân có khả năng bị hôn mê sâu", Glatter nói.

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Loại vi khuẩn có thể đoạt mạng sinh viên Mỹ bị bắt ở Triều Tiên

Hình ảnh Otto Warmbier ở thời điểm được đưa đến tòa tối cao ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

Hình ảnh Otto Warmbier ở thời điểm được đưa đến tòa tối cao ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

Otto Warmbier, 22 tuổi, sinh viên Đại học Virginia, Mỹ qua đời hôm 19/6, vài ngày sau khi được Triều Tiên phóng thích trong tình trạng tổn thương não nghiêm trọng. Các quan chức Triều Tiên cho biết Warmbier bị ngộ độc thịt và rơi vào tình trạng hôn mê sau khi uống thuốc an thần, theo USA Today.

Ngộ độc thịt là bệnh hiếm gặp, có thể gây chết người, xảy ra do bệnh nhân nhiễm các độc tố cực mạnh của vi khuẩn Clostridium botulinum, theo ExpressClostridium là một loại trực khuẩn hình que, có khả năng sinh độc tố thần kinh botulimum neurotoxin tuýp A-G, gây liệt cơ, phá hủy thần kinh trung ương khiến nạn nhân tử vong.

Clostridium bình thường không gây hại, nhưng trong môi trường yếm khí, nó trở thành vi khuẩn cực độc. Clostridium có thể được tìm thấy trong đất, bụi hay trầm tích ở sông, biển. 

Con người có thể bị ngộ độc thịt do ăn thực phẩm đóng hộp có vấn đề ở khâu đóng gói, chế biến hay bảo quản; thông qua vết thương do tiêm thuốc phiện chứa vi khuẩn vào cơ thay vì vào mạch máu hoặc nuốt phải bào tử vi khuẩn khi còn bé lúc hệ miễn dịch còn yếu.

Khi cơ thể bị nhiễm độc, các độc tố tấn công hệ thần kinh, gây tê liệt khắp cơ thể, bao gồm các cơ kiểm soát việc thở. Các triệu chứng như cảm thấy không khỏe, nôn mửa, co rút cơ bụng, tiêu chảy hoặc táo bón của bệnh nhân thường diễn ra sau 12-36 tiếng sau khi nhiễm độc nhưng cũng có thể bắt đầu chỉ sau 6 tiếng.

Clostridium có thể biến thành vi khuẩn cực độc trong môi trường yếm khí. Ảnh: Science

Clostridium có thể biến thành vi khuẩn cực độc trong môi trường yếm khí. Ảnh: Science.

Nạn nhân bị ngộ độc thịt được điều trị bằng thuốc kháng độc tố trong điều kiện chăm sóc đặc biệt. Thời điểm điều trị đóng vai trò quan trọng, bởi phần lớn nạn nhân bị ngộ độc thịt sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được chữa trị kịp thời, chỉ có khoảng 5-10% trường hợp tử vong.

Nguyên nhân Warmbier bị ngộ độc thịt chưa được làm rõ. Theo các nguồn tin, Warmbier rơi vào tình trạng hôn mê từ tháng 3/2016, không lâu sau khi bị Bình Nhưỡng kết án sinh viên này 15 tù khổ sai vì có hành vi gỡ bỏ biểu ngữ tuyên truyền trong một khách sạn ở Bình Nhưỡng.

Otto Warmbier được đưa về Mỹ

Dù không bình luận về vụ việc của Warmbier, Robert Glatter, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York, Mỹ cho biết ngộ độc thịt sẽ không khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê. "Tuy nhiên, nếu uống một lượng thừa thuốc an thần, bệnh nhân có khả năng bị hôn mê sâu", Glatter nói.

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Thanh kiếm 600 tuổi của hiệp sĩ chết thảm trong đầm lầy

thanh-kiem-600-tuoi-cua-hiep-si-chet-tham-trong-dam-lay

Thanh kiếm 600 năm tuổi dưới đầm lầy Ba Lan. Ảnh: Science in Poland.

Các nhà nghiên cứu phát hiện một thanh kiếm 600 năm tuổi với lưỡi kiếm vẫn còn nguyên vẹn, chỉ thiếu phần bọc chuôi kiếm, trong đầm lầy gần thị trấn nhỏ Hrubieszów ở đông nam Ba Lan, giáp biên giới Ukraine, International Business Times hôm 19/6 đưa tin.

Theo các chuyên gia, thanh kiếm này nhiều khả năng thuộc sở hữu của một hiệp sĩ xấu số thiệt mạng khi ngã xuống đầm lầy. "Khu vực phát hiện thanh kiếm là vùng đầm lầy than bùn", Bartłomiej Bartecki, giám đốc Bảo tàng Fr. Stanisław Staszic ở Hrubieszów, cho biết. "Rất có thể hiệp sĩ kém may mắn bị kéo xuống đầm lầy". 

Theo Bartecki, thanh kiếm dài 1,2 m, nặng khoảng 1,5 kg này có độ cân bằng tốt và rất phù hợp để chiến đấu. Những ký hiệu đánh dấu ban đầu vẫn lưu lại trên thanh kiếm. Hình chữ thập khắc trên chuôi kiếm được cho là ký hiệu của người sản xuất, nằm ẩn dưới lớp gỗ, xương hoặc gạc hươu dùng làm lớp đệm lót để hiệp sĩ có thể cầm chặt thanh kiếm.

Các chuyên gia bảo tồn sẽ phân tích thanh kiếm kỹ hơn để tìm hiểu những dấu vết khó quan sát hơn tại Warsaw trước khi trả kiếm về Bảo tàng Stanisław Staszic. "Phương pháp kiểm tra cũng sẽ giúp xác định chủ nhân thanh kiếm. Chúng tôi tin chắc có nhiều ký hiệu khắc trên lưỡi kiếm gần chuôi, thường được người sản xuất kiếm làm riêng cho các hiệp sĩ. Điều này có thể giúp chúng tôi tìm ra nguồn gốc của vũ khí", Bartecki nói.

Các nhà khảo cổ đang lên kế hoạch khám phá và khai quật khu vực trong thời gian tới để tìm kiếm dấu vết áo giáp và những vũ khí khác của hiệp sĩ.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Hành trình vượt núi trùng tu Vạn Lý Trường Thành

Thứ ba, 20/6/2017 | 10:00 GMT+7

|

Thứ ba, 20/6/2017 | 10:00 GMT+7

Cuộc trùng tu 19 km Vạn Lý Trường Thành ở ngoại ô Bắc Kinh rất vất vả và chậm chạp vì địa hình núi non hiểm trở.


Trùng tu Vạn Lý Trường Thành.

Một trong những ải Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ nhất và bị hư hỏng nhiều nhất ở ngoại ô Bắc Kinh đang chìm trong sương sớm. 

7 con la, mỗi con chở 150 kg gạch, dưới sự thúc giục của thợ xây, oằn mình chở gạch lên các dốc núi để kịp tới địa điểm thi công trước lúc mặt trời lên cao.

Hơn 10 năm qua, la là phương tiện vận chuyển quan trọng trong nỗ lực trùng tu đoạn Tiễn Khẩu trải dài 20 km trong số 70 km trường thành ở phía bắc trung tâm Bắc Kinh, nơi nổi tiếng về độ dốc và độ nguy hiểm.

"Đoạn trường thành này quá dốc, còn núi lại quá cao, vì thế chỉ có thể dùng la chở gạch", Cao Xinhua, chủ đàn la, người tham gia dự án tu sửa Tiễn Khẩu, cho biết.

Tại những nơi gạch cũ còn tốt, công nhân tái sử dụng những viên gạch đã long khỏi tường hàng thế kỷ. Nếu không có gạch cũ, họ sẽ dùng gạch mới được đúc theo yêu cầu đặc biệt.

"Chúng tôi phải giữ nguyên hình dáng, vật liệu và kỹ thuật nguyên thủy để bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa", ông Cheng Yongmao, kỹ sư xây dựng, trưởng công trình sư của dự án tu sửa Tiễn Khẩu cho biết.

Ông đang đứng ngắm mặt trời mọc trên đoạn trường thành hôm 15/6.

Ông Cheng năm nay 61 tuổi, là thế hệ thứ 16 trong gia đình chuyên sản xuất gạch truyền thống. Ông đã tu sửa 17 km trường thành từ năm 2003.
Ông chỉ vào chỗ giao giữa tường cũ (bên trái) và tường mới được tu sửa.

Ông cho biết, chiến dịch hạn chế ô nhiễm của chính phủ đã buộc hầu hết các nhà máy gạch ở Bắc Kinh và các tỉnh lân cận phải đóng cửa. Vì thế, nếu hết gạch để tu sửa trường thành, ông phải tìm mua ở nơi khác hoặc yêu cầu chính quyền trung ương cho phép mở lại một vài nhà máy gạch.

Tiễn Khẩu có nghĩa là mũi tên, được xây dựng vào những năm cuối triều Minh trong thế kỷ 16. Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải đoạn trường thành cổ nhất, còn hai đoạn nữa được xây trước Tiễn Khẩu hai thiên niên kỷ.

Việc trùng tu Tiễn Khẩu bắt đầu năm 2005 và đang trong giai đoạn ba. Tuy nhiên, tiến độ rất chậm vì đặc điểm địa hình đặc biệt của nó chỉ cho phép sử dụng những công cụ thô sơ như đục, búa, xẻng và cuốc.

Tại tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, nơi có một đoạn trường thành 700 năm tuổi, các nhà chức trách đã cho trùng tu bằng cách láng bêtông, khiến công chúng phẫn nộ nói rằng trông nó giống như vỉa hè cho người đi bộ.

Rút kinh nghiệm, Cục Quản lý Di sản và Văn hóa Quốc gia cho biết sẽ giám sát và điều tra bất kỳ dự án trùng tu nào thực hiện sai kỹ thuật.

Công nhân ăn bánh bao lót dạ trong giờ nghỉ hôm 15/6.

Ông Dong Yaohui, phó chủ tịch Hiệp hội Vạn Lý Trường Thành, cho biết chỉ 10% số đoạn trường thành được xây dựng từ thời nhà Minh bị hư hỏng mới được trùng tu.

Công nhân tranh thủ nằm nghỉ giữa các bậc thềm. 

Ông Dong cho biết việc trùng tu trước đây chỉ nhằm thu hút khách du lịch thì nay nó được thực hiện để bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa cho thế hệ tương lai.

Hồng Hạnh (theo Reuters)

Xem thêm:
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Những quái ngư dưới vực biển 6.000 m của Australia

Thứ ba, 20/6/2017 | 08:58 GMT+7

|

Thứ ba, 20/6/2017 | 08:58 GMT+7

Vực sâu tối tăm ngoài khơi Australia là nơi sinh sống của các sinh vật dị thường.

Các nhà khoa học của Bảo tàng Victoria, Australia vừa công bố những bức ảnh về các loại sinh vật kỳ lạ sống ở độ sâu 6.000 mét mà họ phát hiện được sau hành trình thám hiểm trên tàu nghiên cứu Investigator, IBT ngày 18/6 đưa tin. Trong ảnh là loài cá không mặt, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1873.

Cá mập Cookiecutter phát quang sinh học là một trong số những sinh vật kỳ lạ được phát hiện dưới đáy đại dương. Loài cá mập có đôi mắt rực sáng này sống ở độ sâu 1.000 m dưới mặt nước. Chúng là sát thủ của nhiều loài cá to lớn như cá heo, cá voi và cả con người. 

Cá mập Cookiecutter có những chiếc răng sắc nhọn. Chúng bám theo con mồi trước khi khoét những mảng thịt to như miếng bánh quy.


Các nhà khoa học trên tàu thám hiểm được trang bị nhiều công cụ chuyên dụng để nghiên cứu đời sống đại dương ở đáy vực sâu 6.000 m.

Cua nhện đỏ này không thật sự là cua, nó có họ hàng với cua ẩn sĩ, còn gọi là ốc mượn hồn. Cơ thể của cua nhện đỏ được bảo vệ bằng những gai nhọn chi chít.

Sinh vật biển này được các nhà khoa học đặt tên là sâu củ lạc vì chúng co lại như củ lạc lúc cảm thấy bị đe dọa. Chúng có thể sinh sản vô tính và hữu tính.

Con bạch tuộc này có thể vẫy tai để lướt đi trong lòng đại dương sâu thẳm.

Sâu xác sống thường được tìm thấy trong xác cá voi cũng xuất hiện ở vực sâu. Chúng dựa vào vi khuẩn để tiêu hóa thức ăn vì không có các cơ quan miệng, ruột, hậu môn.

Cá nóc hòm cũng là những cư dân của vực sâu dưới đáy đại dương Australia. Trong ảnh là một con cá nóc hòm đỏ, thuộc bộ cá vây chân, dùng bộ phận như cần câu với mồi giả trên đầu để dụ con mồi.
Khi bị đe dọa, cá nóc hòm hút nước để thổi phồng cơ thể nhằm trông đáng sợ hơn.

Một dạng cá nóc hòm khác dưới đáy vực sâu Australia.

Cá rồng là một trong số những loài sinh vật lạ dưới đáy vực được các nhà nghiên cứu thu thập và lưu tiêu bản.

Những con lợn biển này chính là lực lượng dọn dẹp đáy biển. Chúng dùng các ống như chân để di chuyển trên đáy biển và tụ tập thành đàn khi lượng thức ăn dồi dào.

Loài giáp xác này ăn gần như bất kỳ thứ gì tìm được dưới đáy đại dương như xác cá voi thối rữa bị trôi dạt về vực sâu.

Vũ Phong (Ảnh: IBTimes)

Xem thêm:
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!