Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

(Khoa học kì thú)Việt Nam tăng 12 bậc chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Báo cáo xếp hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017 vừa được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cùng hai trường đại học danh tiếng công bố hôm nay. Nhờ những nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh những năm qua, Việt Nam vươn lên vị trí 47 trên 127 quốc gia/nền kinh tế, vượt 12 bậc so với năm 2016 (xếp thứ 59).

Trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã được xếp thứ nhất, tăng 2 bậc so với năm 2016. Ở Đông Nam Á, Việt Nam vượt trên Thái Lan.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong 7 trụ cột, gồm: đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục.

"Một số nền kinh tế ASEAN như Indonesia, Philippines, Thái lan và Việt Nam được coi là những con hổ châu Á đang lên. Các nền kinh tế này tham gia ngày càng nhiều vào một số chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Những nước này còn tích cực trong việc cải thiện kết quả đổi mới sáng tạo", báo cáo GII có viết.

Nghị quyết 19 ban hành năm 2017 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, lần đầu tiên Việt Nam định vị và đặt mục tiêu về chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia trong xếp hạng toàn cầu; đồng thời xây dựng và thực hiện hệ chính sách tương ứng theo thông lệ quốc tế.

Chính phủ đặt mục tiêu "đến năm 2020, các chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu đạt trung bình ASEAN 5", tức là đứng sau Singapore, Malaysia và trên Thái Lan cùng một nước Đông Nam Á khác. Bộ Khoa học và Công nghệ được làm đầu mối hướng dẫn, phối hợp với các bộ ngành, địa phương nghiên cứu, sử dụng báo cáo hàng năm về GII để thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII được WIPO cùng các đơn vị thực hiện lần đầu tiên năm 2007, dựa trên 79 tiêu chí. Trong đó, có nhiều tiêu chí liên quan đến đầu vào, đầu ra của khoa học và công nghệ, từ thể chế, nhân lực, hạ tầng cho tới đầu tư, các sản phẩm khoa học được công bố cũng như kết quả khoa học được ứng dụng. Nhiều người cho rằng chỉ số này thể hiện trình độ phát triển công nghệ của một quốc gia.

Việt Nam tham gia GII từ năm 2007. Sau nhiều năm loay hoay trong thứ hạng trên 70, từ năm 2013 chỉ số này của Việt Nam bắt đầu có chiều hướng tốt lên. 

Năm nay, quốc gia xuất hiện trong tốp 5 vẫn là những cái tên quen thuộc, lần lượt là Thụy Sĩ, Thụy Điển, Phần Lan, Mỹ và Anh.

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét