Trái Đất là chấm nhỏ nằm gần vành đai sao Thổ. Ảnh: NASA. |
Tàu thăm dò Cassini bắt đầu giai đoạn cuối của hành trình kéo dài 20 năm vào ngày 22/4, khi nó tiến gần nhất tới Titan với tốc độ khoảng 20.900 km/h. Trọng lực của Titan bẻ cong quỹ đạo Cassini để nó khởi đầu chuỗi 22 cú bổ nhào giữa sao Thổ và các vành đai, trước khi lao vào hành tinh này ngày 15/9.
Trước khi bắt đầu bổ nhào, Cassini đã gửi bức ảnh cuối cùng của Trái Đất về trung tâm chỉ huy. Hình ảnh cho thấy Trái Đất chỉ là một chấm sáng giữa các vành đai sao Thổ. Cassini chụp bức ảnh vào ngày 12/4, khi ở cách Trái Đất khoảng 1,4 tỷ km. Vào thời điểm đó, phía nam Đại Tây Dương đang quay về phía tàu thăm dò này, theo Mirror.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) quyết định cho Cassini lao vào sao Thổ, thay vì để nó bay tự do trong không gian sau khi hết nhiên liệu. Lý do nhằm tránh gây ô nhiễm sinh học, cụ thể là phân tán vi khuẩn Trái Đất lên các vệ tinh của sao Thổ.
Trái Đất và Mặt Trăng (chấm mờ bên trái) trong bức ảnh được phóng to. Ảnh: NASA. |
Quỹ đạo cuối cùng của Cassini trong 5 tháng tới sẽ đưa nó tới gần sao Thổ. Tàu thăm dò sẽ nghiên cứu, khám phá nguồn gốc vành đai sao Thổ và các yếu tố trên hành tinh này.
Nhằm bảo vệ Cassini trong quá trình đi qua vành đai, một ăng ten lớn sẽ được sử dụng như tấm khiên, che chắn phần còn lại của tàu. Điều này cũng giúp các nhà nghiên cứu xác định sự an toàn, trước khi đưa thêm thiết bị khoa học tới môi trường này trong tương lai.
Khi lao xuống sao Thổ, Cassini sẽ hướng ăng ten về Trái Đất lâu nhất có thể, nhằm gửi về các dữ liệu quan trọng cuối cùng. Những dữ liệu này sẽ giúp hiểu thêm về sao Thổ, cũng như nhiều hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
Quá trình lao vào cõi chết của Cassini
Tử Quỳnh
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét