Chủ nhật, 11/6/2017 | 07:00 GMT+7
|
Chủ nhật, 11/6/2017 | 07:00 GMT+7
Một số loài chim trong tự nhiên không biết bay, tồn tại nhờ sinh sống ở nơi ít loài ăn thịt hoặc xa con người.
Kakapo là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay, đồng thời cũng là loài vẹt nặng nhất thế giới, theo Mother Nature Network. Kakapo thường đi kiếm mồi vào ban đêm. Chúng sinh sống chủ yếu ở New Zealand. Ảnh: Wikipedia.
Trên thế giới có hai loài mòng két không biết bay là mòng két Auckland và mòng két đảo Campbell. Chúng đi kiếm thức ăn vào ban đêm với con mồi chủ yếu là côn trùng và một số động vật giáp xác. Ảnh: Wikipedia.
Chim lặn Titicaca được tìm thấy ở Peru và Bolivia. Chúng sống chủ yếu trên hồ Titicaca. Dù không biết bay, loài chim này có thể bơi khá nhanh và bắt những con cá nhỏ làm thức ăn. Ảnh: Tsirtalis.
Chim Kiwi là loài chim không biết bay nổi tiếng, trở thành biểu tượng quốc gia của New Zealand. Chim Kiwi khá nhút nhát và chuyên sống về đêm. Chúng có khứu giác rất tốt với lỗ mũi đặc biệt ở phần cuối chiếc mỏ. Ảnh: Glen Fergus.
Gà nước Guam từng có số lượng lớn trên đảo Guam thuộc Thái Bình Dương. Chúng thường làm tổ trên mặt đất và không biết bay nên ít có khả năng chống lại kẻ săn mồi. Trong thập niên 1960, trên đảo Guam xuất hiện rắn cây ăn thịt màu nâu làm số lượng loài chim này giảm đi đáng kể. Ảnh: Greg Hume.
Đà điểu đầu mèo ở Australia là một loài chim không biết bay. Chân của chúng khá chắc khỏe và có móng vuốt. Tốc độ di chuyển của chúng có thể đạt 50 km/h. Ảnh: iStock.
Chim Weka sống ở New Zealand là loài chim lớn màu nâu, không biết bay. Loài chim nổi tiếng là nóng tính và tò mò này thường nghe nhiều hơn nhìn. Chim Weka được biết đến với tài ăn trộm thức ăn và các vật dụng nhỏ của người đi cắm trại, sau đó mang về tổ để khám phá. Ảnh: Wikipedia.
Chim cốc sống trên quần đảo Galapagos, Ecuador, không có khả năng bay lượn. Chúng sống chủ yếu ở dưới nước và trên cạn. Thức ăn ưa thích của chúng là cá, bạch tuộc nhỏ và các sinh vật biển nhỏ khác. Ảnh: Wikipedia.
Chim Takahe, loài chim không biết bay ở New Zealand, có chiều dài cơ thể khoảng 63 cm. Chúng có đôi cánh nhỏ yếu, đôi chân chắc khỏe và chiếc mỏ lớn. Hiện nay, chỉ còn gần 300 cá thể chim Takahe sinh sống trong tự nhiên. Quá trình phát triển chậm và khả năng sinh sản thấp là vấn đề lớn, khiến loài chim quý hiếm này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: iStock.
Vịt Fuegian sống chủ yếu ở khu vực Nam Mỹ không có khả năng bay nhưng bơi trong nước khá nhanh. Chúng có chiều dài cơ thể 66-84 cm và nặng khoảng 3,5-7 kg. Ảnh: Wikipedia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét