Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

(Khoa học kì thú)Hóa thạch cổ nhất của người hiện đại từ 350.000 năm trước

Hộp sọ của hóa thạch người hiện đại cổ nhất thế giới. Ảnh: CNN

Hộp sọ của hóa thạch người hiện đại cổ nhất thế giới. Ảnh: CNN.

Trong hai nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature, các nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện hóa thạch cổ nhất của người hiện đại (Homo sapiens) ở Jebel Irhoud, Morocco, có niên đại từ 300.000 đến 350.000 năm, theo SeekerHóa thạch cổ nhất trước đó của người hiện đại được phát hiện ở Omo Kibish, Ethiopia có niên đại 195.000 năm.

Theo các nhà nghiên cứu, khuôn mặt của các hóa thạch ở Jebel Irhoud gần như không khác biệt so với khuôn mặt người hiện đại ngày nay dù còn có các điểm nguyên sơ như sọ dài hơn, thấp hơn, gờ mày to, mặt và răng lớn hơn. Hình ảnh quét sọ hóa thạch cho thấy bộ não con người tiến hóa chậm hơn so quan với quan điểm cũ.

Theo nhà cổ nhân học Max Planck, chủ nhân của các hóa thạch mới phát hiện này là những người đi săn rất có kỹ năng, với các công cụ đá và xương động vật được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ

Shannon McPherron, tác giả nghiên cứu thứ hai, cho biết các công cụ đá thuộc về thời Đồ Đá Trung đại, giai đoạn các công cụ đá nhỏ hơn, nhẹ hơn so với trước. Các phương pháp đo tuổi hiện đại cho một kết quả về niên đại các công cụ đá từng được nung lửa này.

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét