Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

(Khoa học kì thú)Những bí mật phát lộ dưới 'quả bom hẹn giờ vĩnh cửu' ở Siberia

nhung-bi-mat-phat-lo-duoi-qua-bom-hen-gio-vinh-cuu-o-siberia

Lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia. Ảnh: Siberian Times.

Lớp băng vĩnh cửu tại Siberia giống như một chiếc tủ lạnh tự nhiên lưu giữ mọi thứ chôn vùi bên trong trong suốt hàng trăm nghìn năm qua, theo Wired. Nhưng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến chiếc tủ lạnh này chuyển sang chế độ rã đông. "Băng vĩnh cửu là một quả bom hẹn giờ", Robert Spencer, nhà khoa học nghiên cứu môi trường Robert Spencer tại Đại học Florida, Mỹ, nhận xét. Khi tan rã, lớp băng có thể hé lộ nhiều thứ mà nó giấu kín từ xa xưa.

Vi khuẩn

nhung-bi-mat-phat-lo-duoi-qua-bom-hen-gio-vinh-cuu-o-siberia-1

Vi khuẩn bệnh than lây lan khi xác tuần lộc nhiễm bệnh được rã đông. Ảnh minh họa: Business Insider.

Một vụ lây lan vi khuẩn bệnh than bùng phát tại phía tây Siberia 75 năm trước, giết chết nhiều đàn tuần lộc. Hồi tháng 7 năm nay, thời tiết ấm lên đã làm xác chết đóng băng suốt hàng chục năm qua của một số con tuần lộc nhiễm bệnh bị rã đông, khiến vi khuẩn bệnh than lan ra lây nhiễm cho 23 người và làm một người tử vong.

Carbon

nhung-bi-mat-phat-lo-duoi-qua-bom-hen-gio-vinh-cuu-o-siberia-2

Tàn dư của động thực vật trong băng chứa tới 1.500 tỷ tấn carbon. Ảnh: Instagram.

Những tàn dư của cỏ, nấm và động vật cổ đại được chôn trong băng chứa một lượng carbon tổng cộng lên tới 1.500 tỷ tấn. Vi trùng và vi khuẩn ăn lớp phủ dày đó, thải ra khí carbon dioxide khiến cho bầu khí quyển nóng lên. Sự nóng lên lại làm tan băng. Việc carbon thoát ra từ những vỉa băng vĩnh cửu liên tục lặp lại thành một vòng tuần hoàn.

Khí methane

nhung-bi-mat-phat-lo-duoi-qua-bom-hen-gio-vinh-cuu-o-siberia-3

Vi khuẩn sản xuất ra nhiều khí methane hơn khi băng tan. Ảnh: Siberian Times.

Năm 2014, các nhà khoa học bắt đầu phát hiện những miệng hố lớn xuất hiện dọc theo bán đảo Yamal thuộc vùng hẻo lánh tại Nga. Lời giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng này là vùng đất nền trở nên nóng hơn khiến băng tan, dẫn đến mặt đất trở nên ẩm ướt hơn. Vi khuẩn sản xuất ra nhiều khí methane hơn tạo ra những vụ nổ khiến mặt đất sụt xuống thành miệng hố.

Dòng tộc hoàng gia vùng Siberia

nhung-bi-mat-phat-lo-duoi-qua-bom-hen-gio-vinh-cuu-o-siberia-4

Một hình xăm trên xác ướp công chúa Siberia 2.500 năm tuổi. Ảnh: Siberian Times.

Năm 1993, một nhà nghiên cứu Nga tìm thấy thi hài 2.500 tuổi được bảo quản cực tốt của một công chúa cổ đại mang đầy những hình xăm xoắn ốc trên mình, chôn cùng nhiều tượng nhỏ, lọ gia vị và 6 con ngựa. Các nhà khảo cổ tin rằng khi còn sống, người phụ nữ thuộc dòng dõi cao quý, không giống như những thi hài ở khu chôn cất thông thường.

Ngà voi ma-mút

nhung-bi-mat-phat-lo-duoi-qua-bom-hen-gio-vinh-cuu-o-siberia-5

Ngà voi ma-mút có thể trồi lên mặt đất khi lớp băng vĩnh cửu tan rã. Ảnh: Phys.org.

Khí hậu thay đổi khiến cho đất bị xói mòn nhanh chóng, dẫn đến những mẩu xương cổ đại dễ phát lộ.

Virus

nhung-bi-mat-phat-lo-duoi-qua-bom-hen-gio-vinh-cuu-o-siberia-6

Loài virus cổ đại khổng lồ bị chôn vùi dưới lớp băng Siberia. Ảnh minh họa: BBC.

Trong hai năm qua, các nhà nghiên cứu vi sinh vật học của Pháp tìm ra hai loài virus cổ đại khổng lồ, bị chôn vùi sâu trong lớp băng vĩnh cửu của Siberia. Những con virus này vẫn có thể lây lan cho sinh vật khác như trùng amip. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo còn nhiều loài virus đáng sợ hơn đang ẩn mình trong lớp băng dày.

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét