Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

(Khoa học kì thú)Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Ghép phổi thành công chứng minh hiệu quả đầu tư khoa học

Ngày 24/2, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh đã đến chúc mừng lãnh đạo và kíp mổ Bệnh viện Quân y 103 vừa thực hiện thành công ca ghép phổi từ người hiến tặng còn sống - sự kiện lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam. 

Người được ghép phổi là bệnh nhi 7 tuổi, bố bé (28 tuổi) và bác ruột (30 tuổi), mỗi người tặng bé một phần phổi của mình để tạo thành 2 lá phổi cho bé.

Thứ trưởng Khánh cho biết khi được gặp bệnh nhân, ông rất xúc động bởi "chưa đầy 48 tiếng mà cháu gần như hồi phục bình thường".

thu-truong-tran-quoc-khanh-ghep-phoi-thanh-cong-chung-minh-hieu-qua-dau-tu-khoa-hoc

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tặng hoa chúc mừng kíp mổ thành công. Ảnh: Văn Hiệp.

Theo lãnh đạo Bộ Khoa học, thành công trên đã đưa trình độ khoa học và công nghệ về ghép tạng của nước ta tiệm cận với trình độ khu vực và trên thế giới. 

“Bộ Khoa học và Công nghệ rất vui mừng, vì tất cả các thành công về ghép tạng của Học viện Quân y đều là kết quả của các đề tài nghiên cứu từ Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước do Bộ trực tiếp quản lý", ông Khánh nói và cho rằng đây thực sự là minh chứng sinh động về tính hiệu quả từ đầu tư của Nhà nước cho nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ Học viện Quân y tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, xây dựng Học viện Quân y trở thành một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và y học hàng đầu trong cả nước.

Giáo sư Đỗ Tiến Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết rất cảm kích trước sự quan tâm của Bộ Khoa học. Ông nhắc câu chuyện khi gặp Thứ trưởng, dù cánh tay đang còn nẹp nhưng bệnh nhân vẫn đưa tay ra khi Thứ trưởng chào. "Cháu đã có thể nói cảm ơn và ho được", ông Quyết nói và cho biết với trường hợp này, các chuyên gia Nhật cho biết cháu có thể sống đến 70-80 tuổi. 

thu-truong-tran-quoc-khanh-ghep-phoi-thanh-cong-chung-minh-hieu-qua-dau-tu-khoa-hoc-1

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tặng hoa bố bệnh nhân - người cho thận. Ảnh: Văn Hiệp.

Là một trong người tham gia kíp mổ, tiến sĩ Hoàng Văn Chương, Chủ nhiệm khoa gây mê nói: "Nếu theo ngôn ngữ bộ đội thì ca ghép này là trận đánh thứ 5. Trước đó chúng tôi đã thực hiện ghép gan, tim và tụy thận. Nhưng lần này là ca ghép đặc biệt nhất".

Tiến sĩ Chương cho biết, cháu bé là người dân tộc mắc bệnh khi sơ sinh, phổi bị viêm đã bắt đầu ảnh hưởng đến tim, chức năng dinh dưỡng kém khiến đứa bé 7 tuổi mà mới 14 kg. Các chuyên gia đánh gia, nếu không ghép sớm thì cháu bé sẽ không tồn tại được. Bên cạnh đó kíp mổ còn giữ sức khoẻ của người cho không có biến chứng hay chịu thiệt thòi khi quay trở lại cuộc sống. 

Ca ghép phổi từ người cho sống diễn ra ngày 21/2, do các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện. Cuộc mổ kéo dài khoảng 11 giờ. 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét