Người dân Buôn Đôn (Đăk Lăk) phát hiện voi rừng khoảng 4-5 tuổi, nặng 600 kg, lạc đàn theo voi nhà về làng vào ngày 19/2/2015. Lúc này, trông voi rất đáng thương bởi bộ móng của chân trước không còn, xung quanh vết thương đọng mủ, sưng tấy và vòi bị thủng một lỗ.
Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk đã đến cứu hộ, đặt tên voi là Jun (tháng 6) với mong muốn sẽ luôn gặp may mắn. Vốn là động vật hoang dã nên Jun rất hung dữ, không ai dám lại gần. Các bác sĩ thú ý phải nhờ tới hai voi lớn của Vườn quốc gia Jok Đôn làm "mồi nhử" đưa Jun về khu cứu hộ, tiêm thuốc và rửa vết thương.
Joost Philippa chữa trị chân cho Jun khi mới bị nhiễm trùng. Ảnh: Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk. |
Các thành viên đội cứu hộ nhận định voi con đực bị thương do dính bẫy, không thể di chuyển theo đàn. Vì chưa biết ăn nên nó đã "mạnh dạn" lại gần những voi nhà thả ở bìa rừng để tìm sữa.
Khi cố gắng tự giải thoát khỏi bẫy thép gai của kẻ săn trộm, Jun bị thương rất nặng ở chân trái trước với nhiều vết xước sâu ở vòi. Vết thương sau đó chuyển sang nhiễm trùng.
"Những mảng mô lớn ở vết thương hở đã bị hoại tử, thậm chí mất cả miếng mô thịt ở chân. Vòi nhiều vết cắt, có vết sâu đến 5 cm nhưng có dấu hiệu liền da nên nó vẫn sử dụng được vòi hiệu quả", bác sĩ thú ý cao cấp Joost Philippa nói.
Dù bị thương nhưng voi vẫn rất khỏe, ngay cả khi bác sĩ Joost Philippa cùng đồng nghiệp sử dụng ống thổi gây mê để giảm đau trong quá trình chữa bệnh, nó vẫn trong tư thế đứng và dịch chuyển vài bước. Để đảm bảo an toàn, nhất là tình huống voi bất ngờ hoảng loạn, nhóm chuyên gia đã sử dụng sợi thừng dài để hạn chế voi di chuyển nhiều trong khi đang tiếp cận chữa trị vết thương.
Cỏ là thức ăn chính của Jun. Ảnh: Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk. |
Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ thú y của Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk, bác sĩ Joost đã cắt bỏ thành công phần mô chết và tiêm thuốc kháng sinh tránh nhiễm trùng cho Jun.
Các bác sĩ, chuyên gia thú y cũng bơm nước muối sinh lý, cồn iot và cắt bỏ phần thịt thối ở chân voi. Họ lấy mẫu gửi đến Phân viện thú y miền Trung (Khánh Hòa) xét nghiệm để xác định vết thương nhiễm trùng do vi khuẩn nào. Căn cứ kết quả này, các bác sĩ điều trị thuốc kháng sinh cho phù hợp. Sau đó, chân của Jun còn được chữa trị nhiều đợt bởi bác sĩ Weng Yan (Tổ chức động vật châu Á).
Khi Jun đã quen dần với cuộc sống gần con người, tháng 5/2016, bác sĩ Williem Schaftenaar-Heij (chuyên gia voi đến từ Hà Lan) đã gắp miếng dị vật kim loại (một phần của bẫy) ra khỏi chân Jun. 6 tháng sau, bác sĩ Williem quay trở lại Đăk Lăk với máy x-quang, kiểm tra và khẳng định không còn các mảng dị vật trong chân của Jun nữa.
Nguồn: Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk
Từ khi về Trung tâm đến nay, khẩu phần ăn của Jun rất đa dạng, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Ngoài thức ăn chính là cỏ (50 kg/ngày), Trung tâm còn bổ sung các loại củ quả như dưa chuột, khoai lang, mía, táo, chuối, me, dứa...
Hiện Jun nặng 985 kg, tăng 400 kg sau hai năm về Trung tâm. Nó rất thích trái cây, đặc biệt là cơm nắm mà các nhân viên chăm sóc của Trung tâm chuẩn bị. Vết thương ở chân Jun có dấu hiệu bình phục, nhưng vẫn còn đi cà nhắc. Dù vậy, nó rất thích vận động, tắm, hất đất và cát lên mình. Jun cũng đã quen và thích những khi được nhân viên huấn luyện và chăm sóc.
Anh Phan Phú, một trong hai người trực tiếp chăm sóc và huấn luyện Jun cho biết, voi vẫn còn bản tính hoang dã nhưng đã quen dần với cuộc sống hiện tại. Nó trở nên hiền lành với những người thường thấy hàng ngày, còn với khách lạ thì tỏ ra khá hung dữ. "Khi tôi đi đến đâu Jun đều đi theo đến đó. So với - một voi nuôi khác, Jun cá tính và 'đàn ông' hơn", Phú nói.
Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk đang trong quá trình thiết kế, xây dựng với mục tiêu cứu hộ, bảo tồn voi hoang dã và và sinh sản voi nhà. Trung tâm cứu hộ đang nuôi hai con voi đực, tên Jun (khoảng 6-7 tuổi được cứu hộ năm 2015) và (1 tuổi - cứu hộ năm 2016).
Xem thêm hình ảnh voi Gold được chăm sóc ở Trung tâm:
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét