Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

(Khoa học kì thú)Những thói quen ngủ kỳ lạ trong thế giới động vật

Thứ sáu, 17/3/2017 | 20:00 GMT+7

|

Thứ sáu, 17/3/2017 | 20:00 GMT+7

Nhiều loài động vật có tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc ngủ nhắm một mắt.

Voi chỉ ngủ 2 giờ mỗi ngày trong đời sống hoang dã, nhưng khi sống ở môi trường nuôi nhốt, chúng ngủ tới 7 giờ mỗi đêm do không phải lo lắng đến kẻ săn mồi, theo Mother Nature Network. Voi ngủ trong tư thế đứng và thỉnh thoảng ở tư thế nằm. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Witwatersrand, Nam Phi, được công bố trên tạp chí Plos One vào ngày 1/3/2017. Ảnh: iStock.

Trong tự nhiên, hươu cao cổ chỉ ngủ 5 phút mỗi lần với tổng cộng 30 phút mỗi ngày. Khi ở trong môi trường nuôi nhốt, hươu cao cổ ngủ từ 4 đến 5 giờ mỗi ngày. Hươu cao cổ thường ngủ với tư thế đứng, đôi khi nằm cuộn tròn. Ảnh: iStock.

Khi ngủ, một nửa bán cầu não của cá nhà táng nghỉ ngơi trong khi nửa còn lại vẫn hoạt động để nhận biết kẻ thù và đồng loại. Cá nhà táng ngủ theo chiều thẳng đứng, một số cá thể để mũi ở trên mặt nước, trong khi nhiều con chúi hẳn đầu xuống biển. Ảnh: MNN. 

Vịt thường ngủ thành từng bầy và theo hàng. Con vịt ở đầu và cuối hàng chỉ nhắm một mắt, trong khi mắt còn lại vẫn mở để canh chừng. Chỉ có những con vịt ở giữa hàng mới nhắm cả hai mắt. Ảnh: iStock.

Hải mã có thể ngủ bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ nơi đâu. Chúng ngủ khi trôi nổi ở trong nước, nằm trên mặt đất, thậm chí dựa vào con hải mã khác để ngủ. Ảnh: Dinozzaver.

Dơi ngủ khi treo cơ thể lộn ngược trong các hang đá. Chúng có thời gian ngủ khá dài. Ví dụ, loài dơi nâu ngủ trung bình 19,9 giờ mỗi ngày. Ảnh: iStock.

Rái cá biển ngủ ngay trên mặt nước trong tư thế nằm ngửa. Để không bị nước cuốn trôi, chúng thường bám vào nhau hoặc quấn mình trong các đám rong biển. Ảnh: Fred Goldstein.

Chim hải âu dành phần lớn cuộc đời của mình để di cư và đi săn mồi. Do đó, chúng có thể ngủ ngy trong lúc bay lượn nhờ gió mà không cần vỗ cánh. Ảnh: Rudraksha Chodankar.

Trong mùa khô, một số loài ếch ở châu Phi và Nam Mỹ sẽ đào hang, chui xuống đất, sau đó lột một vài lớp da để tạo thành kén để đi vào chế độ ngủ. Khi mưa đến, chúng thoát khỏi kén và chui lên mặt đất. Ảnh: Albert Russ.

Nhiều loài ốc sên ngủ đông từ cuối mùa thu cho đến mùa xuân dưới những tảng đá, khe nứt, hoặc lá rụng. Ảnh: Bozhena Melnyk.

Xem thêm:
  • (17/3)
  • (17/3)
  • (13/3)
  • (11/3)
  • (8/3)
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét