Tàu thăm dò sẽ phải chịu nhiệt độ tới 1.400 độ C. Ảnh: JPL. |
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chuẩn bị công bố nhiệm vụ đầu tiên nhằm "chạm vào Mặt Trời" vào ngày 31/5. NASA muốn đưa một tàu thăm dò tiếp cận Mặt Trời ở khoảng cách gần nhất lịch sử, nơi nó phải đối mặt với nhiệt độ và mức phóng xạ khủng khiếp, theo Independent.
Phi thuyền này sẽ khởi hành vào mùa hè năm 2018, có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về cơ cấu đốt nóng tầng nhật hoa (corana), phần ngoài cùng của khí quyển Mặt Trời. Các nhà khoa học chưa thể giải thích nguyên nhân khiến tầng nhật hoa có nhiệt độ trên 500.000 độ C, gấp hàng trăm lần bề mặt của Mặt Trời. Đây cũng là nơi xuất phát của gió Mặt Trời, những luồng hạt điện tích có khả năng ảnh hướng tới sự sống trên Trái Đất.
"Tàu thăm dò sẽ nằm trong quỹ đạo cách bề mặt Mặt Trời khoảng 6,5 triệu km, đối mặt với nhiệt độ và phóng xạ chưa từng có. Nhiệm vụ của nó có thể giúp trả lời những câu hỏi lâu nay về nguyên lý hoạt động của các ngôi sao", NASA cho biết.
Tầng nhật hoa (viền trắng) chỉ được thấy khi có nhật thực toàn phần
Dữ liệu thu được từ sứ mệnh này có thể cải thiện khả năng dự báo các sự kiện thời tiết trong vũ trụ gây ảnh hưởng tới sự sống Trái Đất, cũng như các phi hành gia và vệ tinh trên không gian. Dự kiến phi thuyền sẽ được trang bị lá chắn carbon phức hợp dày 11,5 cm, giúp nó chịu nhiệt độ tới 1.400 độ C trên hành trình.
Tử Quỳnh
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét