Cực Nam sao Mộc với các cơn lốc có đường kính 900 km. Ảnh: NASA. |
Nhiều cơn bão dữ dội với kích thước gần bằng Trái Đất đã được vệ tinh thăm dò Juno phát hiện. Hình ảnh do Juno gửi về đã gây bối rối cho các nhà khoa học, những người từng cho rằng sao Mộc không có nhiều hoạt động khí tượng, theo Independent.
Cả hai cực sao Mộc đều bị bao phủ bởi những cơn bão khổng lồ, tập hợp thành những cụm dày đặc và liên tục tương tác với nhau. Juno đã quan sát được hàng chục cơn lốc với đường kính gần 900 km, cũng như hệ thống thời tiết có quy mô hàng nghìn km.
"Tôi cho rằng không ai đoán được đây là sao Mộc. chúng tôi hoàn toàn bối rối, không thể biết được cách những cơn bão này hình thành, độ ổn định của chúng, cũng như việc cực Bắc sao Mộc khác hoàn toàn với cực Nam", Scott Bolton, người đứng đầu dự án Juno tuyên bố. Một số cơn bão có chiều sâu tới gần tâm hành tinh này.
Juno bắt đầu hành trình 5 năm tới sao Mộc hồi tháng 8/2011 và đi vào quỹ đạo quanh hành tinh từ tháng 7/2016. Nó dự kiến thực hiện 37 vòng quỹ đạo trong vòng 20 tháng, cung cấp dữ liệu chi tiết nhất từ trước tới nay về hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời. Sau đó, vệ tinh này sẽ lao xuống sao Mộc vào tháng 2/2018.
Các nhà khoa học lựa chọn quỹ đạo địa cực, giúp Juno tránh xa sao Mộc và từ trường cực mạnh của hành tinh này. Cứ 53 ngày, vệ tinh sẽ thực hiện chuyến bay sát sao Mộc trong hai giờ để thu thập thông tin và hình ảnh. Mỗi lần truyền dữ liệu về Trái Đất sẽ mất một ngày rưỡi.
Tử Quỳnh
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét