Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

(Khoa học kì thú)Loài cây nguy hiểm nhất thế giới

Cây manchineel là cây nguy hiểm nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness. Chúng sống trong môi trường đất cát và rừng ngập mặn ở Nam Florida, Mỹ, vùng Caribbean, Trung Mỹ, phía bắc khu vực Nam Mỹ, theo Mother Nature Network. Nhiều cây manchineel được dán biển thông báo để người dân nhận biết và tránh xa.

Loài cây này mọc cao lên đến 15 m với nhiều nhánh lớn, vỏ sần sùi màu đỏ xám, hoa nhỏ màu vàng. Lá cây màu xanh, bề mặt mịn có răng cưa, dài khoảng 5 đến 10 cm.

loai-cay-nguy-hiem-nhat-the-gioi

Manchineel được mệnh danh là cây nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Jason Hollinger.

Quả của cây giống như trái táo nhỏ màu xanh, với kích thước khoảng 2,5 đến 5 cm. Tuy chúng có vị ngọt nhưng mang nhiều chất độc, gây ra đau đớn cho người ăn hoặc thậm chí là cái chết chỉ sau một lần cắn. Trước đây, những người Tây Ban Nha đi chinh phục Trung Mỹ và Nam Mỹ gọi loại quả này là "quả táo nhỏ chết chóc".

"Tôi đã thiếu suy nghĩ khi cắn vào quả của cây manchineel và thấy nó khá ngọt. Sau đó tôi cảm thấy miệng nóng lên kỳ lạ, cổ họng giống như bị đốt cháy và thắt chặt lại. Những triệu chứng này càng trở nên tồi tệ hơn sau 2 giờ, cho đến khi tôi không thể nuốt thức ăn vì đau đớn dữ dội", bác sĩ Nicola Strickland viết trên tạp chí Y học Anh vào năm 2000 về hiện tượng xảy ra sau khi ăn quả manchineel.

Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Thực phẩm Florida (IFAS), Mỹ, tiếp xúc và ăn bất kỳ bộ phận nào của cây đều có thể gây tử vong, bao gồm vỏ cây, lá và nhựa cây. Cây manchineel chứa hỗn hợp các chất độc bao gồm hippomanin A và B cũng như một số chất độc khác chưa được xác định.

Những triệu chứng khi tiếp xúc với nhựa cây là phát ban, đau đầu, viêm da cấp tính, các vấn đề về đường hô hấp, mù lòa tạm thời. Người dân được khuyến cáo không nên đốt và xẻ gỗ của loài cây này vì khói và mùn cưa có thể đốt cháy da, mắt và phổi.

Mặc dù nhựa cây manchineel chứa nhiều chất độc nguy hiểm, một số động vật dường như không sợ chúng. Loài cự đà sọc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ có thể ăn quả manchineel và thậm chí sinh sống ngay trên thân và cành cây.

Lê Hùng

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Cá heo trắng quý hiếm bị xẻ thịt bán trên đường phố Trung Quốc

Thứ sáu, 31/3/2017 | 19:00 GMT+7

|

Thứ sáu, 31/3/2017 | 19:00 GMT+7

Các bức ảnh được người dùng Internet Trung Quốc chia sẻ cho thấy một con cá heo trắng bị giết, xẻ thịt bán ở tỉnh Quảng Đông.

Cá heo trắng quý hiếm bị xẻ thịt bán ở Trung Quốc. Ảnh: Weibo

Cá heo trắng quý hiếm bị xẻ thịt bán ở Trung Quốc. Ảnh: Weibo

Những bức ảnh được đăng tải trên mạng Internet hôm 30/3 cho thấy hai người đàn ông trung tuổi xẻ thịt một con cá heo trắng để bày bán ven đường tại thị trấn Nam Thủy, thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, theo China.org.cn.

Trong những bức ảnh này, con cá heo có thân hình màu trắng bị xẻ làm nhiều phần và được ướp đá trong thùng xốp, trong khi những người hiếu kỳ vây quanh.

Các nhà động vật học Trung Quốc dựa trên các bức ảnh cho rằng đây là một con cá heo trắng còn non, thuộc loài cá heo lưng gù, loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, đứng đầu danh sách bảo vệ ở Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, việc săn cá heo trắng bị coi là có tội ngang với săn một con gấu trúc lớn, tuy nhiên danh tính của hai người đàn ông xẻ thịt con cá heo này chưa được làm rõ.  

Văn Việt

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Phát hiện sóng hành tinh trên Mặt Trời

 Sóng Rossby trong bầu khí quyển của Trái Đất

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Mỹ (NCAR) phát hiện sóng Rossby trên Mặt Trời sau khi theo dõi sự dịch chuyển của những vết đen trên bề mặt ngôi sao này, theo UPI.

Đây là loại sóng quy mô lớn, tương tự như sóng hành tinh Rossby được tìm thấy trong bầu khí quyển của Trái Đất. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Astronomy hôm 27/3.

Trên Trái Đất, sóng Rossby liên quan đến đường đi của dòng tia (jet-stream) và sự hình thành của các hệ thống áp suất thấp và áp suất cao, qua đó tác động đến hiện tượng thời tiết từng khu vực.

phat-hien-song-hanh-tinh-tren-mat-troi

Các nhà khoa học phát hiện sóng Rossby trên Mặt Trời. Ảnh: NASA.

"Việc phát hiện ra sóng Rossby trên Mặt Trời mở ra triển vọng mới, có thể giúp chúng ta dự đoán thêm nhiều hiện tượng thời tiết trong vũ trụ", Scott McIntosh, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập từ Đài quan sát Động lực Mặt Trời (SDO) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng với hai vệ tinh khác để có được cái nhìn 360 độ về Mặt Trời trong cùng thời điểm.

Họ phát hiện thấy hoạt động từ tính cũng như sóng Rossby di chuyển trên bề mặt Mặt Trời. Loại sóng này nhiều khả năng liên quan đến chu kỳ hoạt động 11 năm của Mặt Trời, cũng như ảnh hưởng đến sự xuất hiện của vết đen, hiện tượng phun trào nhật hoa và tai lửa.

"Chúng tôi tin rằng, giới khoa học đã quan sát thấy tác động của sóng Rossby trong hàng thập kỷ qua nhưng chưa đưa ra được bức tranh toàn cảnh về nó", McIntosh nói.

Lê Hùng

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Hình ảnh nghi chân dung Chúa Jesus trên đồng xu cổ

hinh-anh-nghi-chan-dung-chua-jesus-tren-dong-xu-co

Đồng xu được cho là khắc họa chân dung của Chúa Jesus. Ảnh: SWNS.

Trong nhiều thế kỷ, các nhà sử học đã tranh cãi về chân dung thật sự của Chúa Jesus. Trong một nghiên cứu, nhà sử học Ralph Ellis cho rằng một đồng tiền cổ với hình người đàn ông có râu chính là hình ảnh khắc họa Chúa Jesus, Mirror đưa tin.

Đồng xu này từng được cho là khắc họa khuôn mặt vua Manu, người cai trị vương quốc Edessa, ngày nay là vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Sau gần 30 năm nghiên cứu, Ellis cho rằng vua Manu và Chúa Jesus là cùng một người. Ông coi đây là một trong những khám phá quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại.

Nhà sử học Ellis nghiên cứu cuộc sống của hai người này, sau đó kiểm tra chéo tất cả bằng chứng và giai thoại được ghi lại. Ông tin rằng những điểm tương đồng nổi bật giữa họ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nếu nhận định này chính xác, hình ảnh trên đồng xu sẽ là chân dung duy nhất từng được biết của Chúa Jesus.

Jesus là nhân vật được vẽ nhiều nhất trong các tác phẩm nghệ thuật phương Tây, nhưng không hề có mô tả chính xác về ông trong Kinh thánh. Hình ảnh quen thuộc nhất của Chúa Jesus là người đàn ông mặc áo choàng trắng với mái tóc dài để xõa, được cho là xuất hiện vào thế kỷ 6.

hinh-anh-nghi-chan-dung-chua-jesus-tren-dong-xu-co-1

Chân dung Chúa Jesus được lưu truyền từ thế kỷ 6. Ảnh: AP

"Vương miện truyền thống của vua Edessan, như có thể nhìn thấy trên đồng xu, được bện từ gai. Việc Chúa Jesus là tử tội duy nhất phải đội vương miện bằng gai khi bị dẫn đi hành hình cho thấy ông có liên hệ với vị vua này", Ellis khẳng định.

Tuy nhiên, Ellis thừa nhận kết luận của ông gây tranh cãi và mâu thuẫn với câu chuyện truyền thống về Chúa Jesus. Ellis từng bị phản ứng dữ dội khi xuất bản cuốn sách về chủ đề này ở Mỹ vào năm 2012. Các nhà phê bình chỉ ra nhiều sai sót trong giả thuyết của ông, đặc biệt là một số mâu thuẫn trong mốc thời gian giữa cuộc đời của Chúa Jesus và vua Manu.

Tuy nhiên, Ellis vẫn tin tưởng vào nhận định của mình. "Bất cứ kết luận nào trái với câu chuyện truyền thống về Chúa Jesus đã được lưu truyền suốt 1.500 năm qua đều hứng chịu nhiều chỉ trích", ông nói. "Nhưng nhìn từ khía cạnh lịch sử, có nhiều chứng cứ cho thấy Chúa Jesus và vua Manu chính là một người".

Hòa Việt

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tên lửa tự hạ cánh của tỷ phú Elon Musk lần đầu tái sử dụng thành công

 Tên lửa Falcon 9 đưa vệ tinh SES-10 rời bệ phóng

Công ty tên lửa tư nhân SpaceX của tỷ phú Elon Musk hôm nay phóng thành công tên lửa Falcon 9 lên quỹ đạo. Đây được coi là vụ phóng mang tính cách mạng, đánh dấu lần đầu tiên một tên lửa được tái sử dụng thành công, theo Business Insider.

Nhiệm vụ chính của lần phóng này là đưa vệ tinh SES-10 vào quỹ đạo cách mặt đất 35.000 km để cung cấp dịch vụ Internet và truyền hình cho phần lớn khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ. Nhưng mọi sự chú ý đều hướng về tên lửa đẩy Falcon 9.

Tên lửa Falcon 9 trong vụ phóng lần này đã từng được sử dụng và hạ cánh vào ngày 8/4/2016. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một tên lửa đẩy được tái sử dụng để tiếp tục đưa vệ tinh lên quỹ đạo.

Khoảnh khắc quan trọng nhất diễn ra chỉ vài phút sau khi phóng, thời điểm tầng một, bộ phận lớn và đắt đỏ nhất của tên lửa đẩy, rơi trở lại Trái Đất, sau đó kích hoạt động cơ đẩy và hạ cánh an toàn trên một tàu điều khiển từ xa ở Đại Tây Dương.

"Đó là một ngày tuyệt vời cho ngành công nghiệp không gian nói riêng và vũ trụ nói chung", Musk nói sau vụ phóng.

ten-lua-tu-ha-canh-cua-ty-phu-elon-musk-lan-dau-tai-su-dung-thanh-cong

Tên lửa Falcon 9 trước khi rời bệ phóng. Ảnh: Twitter.

Việc chế tạo tầng đầu tiên của tên lửa đẩy thường tốn hàng chục triệu USD. Chúng đều được thiết kế để cháy trong khí quyển, chìm xuống đại dương hoặc rơi xuống mặt đất sau khi đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Nhưng tầng dưới của tên lửa đẩy Falcon 9 có thể tự hạ cánh trên mặt đất hoặc trên tàu biển. Trước vụ phóng SES-10, SpaceX chưa từng phóng một tầng đẩy tái sử dụng để chứng minh tính khả thi của dự án này.

Giám đốc vận hành SpaceX Gwynne Shotwell cho biết việc tái sử dụng tầng đẩy có thể giúp tiết kiệm khoảng 30% trong tổng số 63 triệu USD chi phí phóng Falcon 9. Đây vốn là hệ thống tên lửa đẩy rẻ nhất trên thế giới, nhưng mức giảm giá này sẽ giúp các khách hàng tiết kiệm hơn 18 triệu USD cho mỗi lần phóng.

Hòa Việt

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tại sao khi trời nồm càng mở cửa nền nhà càng ẩm ướt?

Thứ sáu, 31/3/2017 | 06:00 GMT+7

|

Thứ sáu, 31/3/2017 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi khi tiết trời nồm tại sao chúng ta càng mở cửa, nền nhà càng ẩm? Tại sao các tầng ở trên cao thường khô ráo hơn? (Thảo Nhi)

tai-sao-khi-troi-nom-cang-mo-cua-nen-nha-cang-m-uot

Ảnh: Độc giả cung cấp.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Những hình ảnh đánh lừa mắt người nổi tiếng nhất thế giới

Ảo ảnh Fata Morgana

nhung-hinh-anh-danh-lua-mat-nguoi-noi-tieng-nhat-the-gioi

Ảo ảnh Fata Morgana khiến hình ảnh của các vật thể ở xa bị biến dạng. Ảnh: Asmus Koefoed.

"Tàu ma" giữa hồ Superior, Michigan, Mỹ, vào tháng 10/2016 

Đối với các thủy thủ, Fata Morgana là một hiện tượng rất đáng sợ. Đây là ảo ảnh xảy ra trên biển cả, khiến các vật thể xa xôi như tàu bè hay đường bờ biển xuất hiện trôi nổi trên bầu trời, theo Mother Nature Network

Ảo ảnh quang học Fata Morganas được đặt theo tên của Morgan le Fay, phù thủy trong truyền thuyết kể về vua Arthur. Hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng truyền đi bị khúc xạ hoặc uốn cong do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp không khí.

Trên đại dương, nhiệt độ không khí gần mặt nước thấp hơn so với lớp không khí ở trên cao, khiến ánh sáng đi qua các lớp không khí này bị khúc xạ. Hiện tượng này tạo ra sự bóp méo và đảo ngược hình ảnh của những vật thể ở xa như tàu thuyền, đôi khi xuất hiện giống các tòa nhà chọc trời do hình ảnh xếp chồng lên nhau.

Hiện tượng Mặt Trời giả

nhung-hinh-anh-danh-lua-mat-nguoi-noi-tieng-nhat-the-gioi-1

Mô phỏng quá trình phản xạ ánh sáng tạo ảo giác ba Mặt Trời cùng xuất hiện trước mắt người quan sát. Ảnh: Telegraph.

Người dân Mông Cổ chứng kiến hiện tượng ba Mặt Trời vào ngày 18/1/2015

Theo Telegraph, hiện tượng Mặt Trời giả xuất hiện khi ánh sáng trên cao đi qua các tinh thể băng trong không khí ở độ cao 5-10 km. Ngoài Mặt Trời thật ở vị trí trung tâm, người quan sát còn nhìn thấy nhiều "Mặt Trời" khác ở xung quanh.

Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này xảy ra ở nhiệt độ ngoài trời xuống dưới -30 độ C, khiến không khí có nhiều hơi nước và các tinh thể băng.

Quầng tinh thể được nhìn thấy khi Mặt Trời ở gần đường chân trời, trên cùng mặt phẳng theo phương ngang của người quan sát và các tinh thể băng. Ánh sáng xuyên qua tinh thể băng bị bẻ cong một góc khoảng 22 độ trước khi phản chiếu đến mắt, tạo ra các mặt trời giả.

Ảo ảnh sa mạc

nhung-hinh-anh-danh-lua-mat-nguoi-noi-tieng-nhat-the-gioi-2

Ảo ảnh khiến chúng ta dường như nhìn thấy nước trên bề mặt sa mạc. Ảnh: Loskutnikov.

 Ảo ảnh xuất hiện trên đường khi trời nắng nóng

Ảo ảnh sa mạc xảy ra do ánh sáng bị uốn cong khi di chuyển qua lớp không khí ấm hơn và có mật độ thấp hơn.

Trên sa mạc, không khí nóng nhất ở gần bề mặt và mát hơn khi lên cao. Đây là lý do tại sao ánh sáng bị khúc xạ xuống phía dưới, khiến mắt người quan sát nhìn thấy màu sắc giống như bầu trời hoặc nước trên mặt đất. Hiện tượng tương tự cũng có thể xảy ra trên đường cao tốc vào những ngày nắng nóng.

Hiện tượng bóng ma Broken

nhung-hinh-anh-danh-lua-mat-nguoi-noi-tieng-nhat-the-gioi-3

Hiện tượng bóng ma Broken trên đỉnh núi. Ảnh: Brocken Inaglory.

Hiện tượng bóng ma Broken

Hiện tượng bóng ma Broken được đặt theo tên của đỉnh núi Broken thuộc dãy Harz, Đức, nơi người ta quan sát thấy nó lần đầu tiên.

Ánh sáng Mặt Trời từ phía sau người quan sát chiếu bóng của họ lên mây hoặc đám sương phía trước, đồng thời ở đó xuất hiện cầu vồng làm người ta nhìn thấy quanh cái bóng có ánh hào quang. Hiện tượng này thường xảy ra ở các ngọn núi nhiều sương.

Đồi nam châm

nhung-hinh-anh-danh-lua-mat-nguoi-noi-tieng-nhat-the-gioi-4

Những chiếc xe chạy đến chân đồi nam châm dường như có khả năng tự lùi lên dốc. Ảnh: Wikipedia.

Xe tự lùi lên dốc ở đồi nam châm

Hiện tượng một chiếc xe hơi chạy ngược lên đồi mà không cần lực tác động xảy ra ở "đồi nam châm" thuộc New Brunswick, Canada vào năm 1931. Hiện tượng này khiến người ta có cảm giác chiếc xe hơi sau khi chạy xuống dốc có thể lùi ngược lên đỉnh đồi trong khi tài xế không cần đạp ga.

Sau này, "lực từ" bí ẩn được chứng minh là một ảo giác quang học do khung cảnh xung quanh con đường gây nên, và đoạn dốc lên thật ra là dốc xuống.

Cột sáng

nhung-hinh-anh-danh-lua-mat-nguoi-noi-tieng-nhat-the-gioi-5

Hình ảnh cột sáng nhiều màu tại Ontario, Canada, vào ngày 6/1/2017. 

Những cột ánh sáng kỳ ảo trên bầu trời Canada

Cột sáng là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm xuống rất thấp tại những nơi thuộc vùng cực của Trái Đất. Vào một số đêm đông lạnh, tinh thể băng dẹt nằm ở tầng cao khí quyển có thể rơi xuống gần mặt đất hơn. Chúng phản chiếu ánh sáng phát ra từ xe hơi, đèn đường và nhiều nguồn sáng khác. Kết quả tạo ra những cột ánh sáng lộng lẫy, chiếu thẳng lên bầu trời.

"Giống như hào quang, những cột sáng đơn thuần là tập hợp ánh sáng từ hàng triệu tinh thể băng phản chiếu đến mắt bạn hoặc máy ảnh", Les Cowley, chuyên gia quang học khí quyển ở trang Atmospheric Optics, cho biết.

Chớp sáng xanh lục khi Mặt Trời lặn

nhung-hinh-anh-danh-lua-mat-nguoi-noi-tieng-nhat-the-gioi-6

Hiện tượng chớp xanh lục khi Mặt Trời khuất sau đường chân trời. Ảnh: Brocken Inaglory.

Chớp xanh lục xuất hiện vào những giây cuối cùng trước khi Mặt Trời lặn

Trong những giây cuối trước khi Mặt Trời lặn hẳn, các tia sáng chuyển sang màu xanh lục rực rỡ. Tuy nhiên, Mặt Trời không hề đổi màu, chớp xanh hình thành chính là do ảo ảnh. Vì thời gian xuất hiện chỉ một vài giây, nên chúng ta rất khó quan sát hiện tượng này.

Ánh sáng trắng của Mặt Trời đi qua bầu khí quyển bị tán sắc thành những màu khác nhau, tương tự như khi chiếu ánh sáng qua lăng kính. Bầu khí quyển Trái Đất đóng vai trò như lăng kính bẻ cong ánh sáng đỏ nhiều hơn cam, cam nhiều hơn vàng. Do chịu tác động bẻ cong lớn nhất, ánh sáng đỏ dường như mất hút dưới đường chân trời trước tiên, theo sau là màu cam, vàng và xanh lục.

Phổ màu sau xanh lục như xanh lam, chàm và tím bị tán xạ mạnh nhất vào khí quyển, đây là lý do màu sắc cuối cùng chúng ta nhìn thấy khi Mặt Trời lặn xuống đường chân trời là xanh lục.

Lê Hùng

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

(Khoa học kì thú)Muỗi - loài côn trùng giết triệu người mỗi năm

Thứ năm, 30/3/2017 | 21:00 GMT+7

|

Thứ năm, 30/3/2017 | 21:00 GMT+7

Muỗi là côn trùng gây khó chịu cho con người, có thể hút lượng máu lớn gấp ba lần khối lượng cơ thể mà hoàn toàn không bị phát hiện.

Đa số mọi người đều ghét muỗi và mỗi năm thế giới bỏ ra hơn một tỷ USD nhằm tiêu diệt loài côn trùng này. Bên cạnh những tiếng kêu vo ve khó chịu, muỗi là tác nhân làm lây truyền các bệnh nguy hiểm như sốt rét, giết chết hơn một triệu người mỗi năm.

Lê Hùng (Đồ họa: Rose Eveleth)

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Trăn khổng lồ nuốt chửng người đàn ông Indonesia như thế nào?

Xác người đàn ông Indonesia được tìm thấy trong bụng trăn dài 7 m

Một nông dân người Indonesia mới đây bị một con trăn dài 7 mét nuốt chửng, thi thể anh này chỉ được tìm thấy khi dân làng rạch bụng con vật. Người đàn ông 25 tuổi nhiều khả năng bị con trăn tấn công khi đang thu hoạch dầu cọ gần ngôi làng ở phía tây Sulawesi, theo BBC.

tran-khong-lo-nuot-chung-nguoi-dan-ong-indonesia-nhu-the-nao

Dân làng rạch bụng trăn khổng lồ. Ảnh: CTV.

Theo các chuyên gia, những con trăn gấm dài cỡ 7 m như trong trường hợp này rất khỏe. Chúng có thể cuộn mình quanh cơ thể nạn nhân và siết chặt, giết chết cả những người đàn ông trưởng thành bằng cách làm họ ngạt thở hoặc khiến tim ngừng đập.

Rất có thể con trăn này đã quấn nhiều vòng xung quanh người đàn ông rồi siết chặt, khiến nạn nhân không có cơ hội kháng cự. Dân làng cũng kể rằng họ nghe thấy tiếng la hét phát ra từ phía rừng cọ vào đêm hôm người đàn ông mất tích.

Tuy nhiên, con trăn sẽ gặp một số khó khăn trong việc nuốt người đàn ông này. Trăn không xé xác con mồi mà thường nuốt chửng toàn bộ. Hàm của chúng nối liền với những dây chằng rất linh hoạt, cho phép chúng há to hết cỡ để nuốt gọn con mồi lớn. Trong quá trình đó, xương của con mồi thường bị gãy bởi lực ép lớn từ hàm trăn.

"Yếu tố này khiến trăn rất khó nuốt chửng người, vì xương vai người không hề dễ vỡ", Mary-Ruth Low, nhà bảo tồn và nghiên cứu của tổ chức Wildlife Reserves Singapore kiêm chuyên gia về trăn gấm, cho biết.

Tuy nhiên, con trăn này có kích thước rất lớn và nhiều khả năng nó đã vượt qua được giới hạn của cơ hàm để nuốt chửng người đàn ông vào bụng mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Dù trăn gấm, loài rắn dài nhất thế giới, thường tấn công con người trong quá khứ, các chuyên gia vẫn không dám chắc về khả năng tiêu hóa một người đàn ông trưởng thành của chúng. "Loài trăn chủ yếu ăn động vật có vú", Low nói. Đôi khi, chúng có thể ăn các loài bò sát, kể cả cá sấu.

Trăn nuốt chửng cá sấu sau trận quyết đấu ở hồ Moondarra, Australia 

Theo Low, trăn gấm thường ăn chuột và những động vật nhỏ khác. Nhưng một khi đạt tới kích thước nhất định, chúng gần như không để tâm tới những con chuột nữa vì lượng calo không đáng giá. Về cơ bản, chúng có thể chọn con mồi to ngang với mình như lợn hoặc thậm chí cả bò.

Trong vài trường hợp, loài trăn có thể không nhắm chuẩn kích thước con mồi. Năm 2005, một con trăn Miến Điện cố nuốt chửng cả con cá sấu. Nó bị vỡ bụng trong lúc ăn và cả hai con vật cùng chết. Xác của chúng được các kiểm lâm viên ở bang Florida, Mỹ, tìm thấy sau đó.

Nếu không tìm thấy miếng mồi phù hợp, con trăn có thể sống sót qua thời gian dài dựa vào động vật nhỏ cho đến khi phát hiện mục tiêu đủ lớn. Tuy nhiên, con người không phải thức ăn phổ biến của chúng.

Năm 2002, một cậu bé 10 tuổi ở Nam Phi bị trăn nuốt chửng, nhưng rất hiếm khi loài trăn nuốt chửng một người đàn ông trưởng thành như ở Indonesia.

Thời nay, các vụ trăn tấn công người rất hiếm hoi và phần lớn xảy ra do con vật tìm cách tự vệ. Theo chuyên gia về rắn Nia Kurniawan ở Đại học Brawijaya của Indonesia, loài trăn rất nhạy cảm với rung động, tiếng ồn và nhiệt từ ngọn đèn, do đó chúng thường tránh những nơi có người ở. Nhưng chúng vẫn cần nơi săn mồi. Có thể người đàn ông Indonesia không gặp may khi cánh đồng của anh từng là một khu rừng và anh lọt vào bụi rậm, nơi con mồi của trăn cư trú.  

Trăn gấm (Python reticulatus) là loài rắn dài nhất thế giới với độ dài hơn 10 m. Con dài nhất hiện nay đang được nuôi nhốt ở Kansas, Mỹ và đạt kích thước 7,6 m năm 2011. Trăn gấm sống trong rừng, rất sợ người và hiếm khi lộ diện. Chúng thường được xem như vật hiến tế ở nhiều nơi thuộc Indonesia.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Đàn hổ quý hiếm lần đầu xuất hiện tại Thái Lan

Thứ năm, 30/3/2017 | 15:10 GMT+7

|

Thứ năm, 30/3/2017 | 15:10 GMT+7

Một quần thể hổ Đông Dương quý hiếm mới được phát hiện trong vườn quốc gia ở miền đông Thái Lan.

 Đàn hổ được ghi hình tại vườn quốc gia Thái Lan

Camera tự động ở vườn quốc gia phía đông Thái Lan thu được hình ảnh quần thể hổ Đông Dương mới với ít nhất 6 con non trong rừng. Các nhà bảo tồn cho biết sự xuất hiện của đàn hổ mới này là kết quả của nỗ lực chống săn trộm ở Thái Lan, BBC ngày 28/3 đưa tin.

Nạn săn trộm và mất môi trường sống khiến quần thể hổ Đông Dương trên thế giới giảm xuống chỉ còn chưa tới 250 con. Trước đây chỉ có một quần thể hổ Đông Dương được biết đến tại khu vườn quốc gia này.

"Sự phục hồi phi thường của loài hổ phía đông Thái Lan là một điều kỳ diệu", John Goodrich, giám đốc chương trình bảo tồn hổ của tổ chức Panthera, nói.

Số lượng hổ ở Thái Lan những năm 2000 đã giảm đến mức các chuyên gia cho rằng chúng còn lại rất ít và bị phân tán. Chiến lược bảo tồn mới cho phép hổ Đông Dương hồi phục số lượng ở một số khu vực tại Thái Lan, mặc dù loài này đã biến mất ở nhiều vùng khác.

Hòa Việt

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Sinh vật lạ giống hệt lưỡi người dạt vào bờ biển Australia

Thứ năm, 30/3/2017 | 14:11 GMT+7

|

Thứ năm, 30/3/2017 | 14:11 GMT+7

Những người đi biển ở Australia rất bất ngờ khi phát hiện một sinh vật biển giống hệt lưỡi của con người bị sóng đánh dạt vào bờ.

sinh-vat-la-giong-het-luoi-nguoi-dat-vao-bo-bien-australia

Sinh vật hình lưỡi người dạt vào bãi biển Australia. Ảnh: Cahra Swarrin.

Sinh vật màu hồng dài khoảng 7,6 cm, có những chấm trắng trên bề mặt trông giống như chồi vị giác trên lưỡi người. Một người tắm nắng trên bãi biển South thuộc thành phố Perth, Australia nhặt được nó và chia sẻ hình ảnh trên Facebook để nhờ xác định nguồn gốc, WA Today hôm qua đưa tin.

Phần lớn người dùng mạng xã hội đều bình luận sinh vật thực sự trông giống chiếc lưỡi bị cắt rời, trong khi ý kiến khác lại cho rằng nó giống san hô bị mài nhẵn. Tuy nhiên, tiến sĩ Jane Fromont, trưởng phòng Động vật học dưới nước ở Bản tàng Western Australia, đưa ra nhận định hoàn toàn khác.

"Đây là những con hải tiêu. Mẫu vật đặc biệt này chứa nhiều cá thể hải tiêu bên trong lớp vỏ dẻo hình oval màu hồng đậm. Mỗi đốm trắng nhỏ hình bông hoa là một cá thể", tiến sĩ Fromont cho biết.

Phương Hoa

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Lý do não không thể làm nhiều việc cùng một lúc

Thứ năm, 30/3/2017 | 13:29 GMT+7

|

Thứ năm, 30/3/2017 | 13:29 GMT+7

Khi phải xử lý nhiều thông tin cùng lúc, bộ não tiêu tốn nguồn năng lượng rất lớn, có thể gây ra tình trạng quá tải, khiến hiệu quả công việc giảm sút. 

Rất nhiều người tin vào một quan niệm tồn tại suốt hơn một thế kỷ, đó là con người chỉ sử dụng 10% năng lực của bộ não. Trong video đăng tải trên kênh Youtube TED-Ed, Richard E. Cytowic bác bỏ điều này và giải thích tại sao chúng ta không nên xử lý nhiều việc cùng lúc.

Lê Hùng (Đồ họa: Richard E. Cytowic)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Hành trình chữa trị vết thương cho voi 900kg ở Đăk Lăk

Người dân Buôn Đôn (Đăk Lăk) phát hiện voi rừng khoảng 4-5 tuổi, nặng 600 kg, lạc đàn theo voi nhà về làng vào ngày 19/2/2015. Lúc này, trông voi rất đáng thương bởi bộ móng của chân trước không còn, xung quanh vết thương đọng mủ, sưng tấy và vòi bị thủng một lỗ. 

Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk đã đến cứu hộ, đặt tên voi là Jun (tháng 6) với mong muốn sẽ luôn gặp may mắn. Vốn là động vật hoang dã nên Jun rất hung dữ, không ai dám lại gần. Các bác sĩ thú ý phải nhờ tới hai voi lớn của Vườn quốc gia Jok Đôn làm "mồi nhử" đưa Jun về khu cứu hộ, tiêm thuốc và rửa vết thương. 

Joost Philippa chữa trị chân cho Jun khi mới bị nhiễm trùng. Ảnh:

Joost Philippa chữa trị chân cho Jun khi mới bị nhiễm trùng. Ảnh: Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk.

Các thành viên đội cứu hộ nhận định voi con đực bị thương do dính bẫy, không thể di chuyển theo đàn. Vì chưa biết ăn nên nó đã "mạnh dạn" lại gần những voi nhà thả ở bìa rừng để tìm sữa.

Khi cố gắng tự giải thoát khỏi bẫy thép gai của kẻ săn trộm, Jun bị thương rất nặng ở chân trái trước với nhiều vết xước sâu ở vòi. Vết thương sau đó chuyển sang nhiễm trùng.

"Những mảng mô lớn ở vết thương hở đã bị hoại tử, thậm chí mất cả miếng mô thịt ở chân. Vòi nhiều vết cắt, có vết sâu đến 5 cm nhưng có dấu hiệu liền da nên nó vẫn sử dụng được vòi hiệu quả", bác sĩ thú ý cao cấp Joost Philippa nói.

Dù bị thương nhưng voi vẫn rất khỏe, ngay cả khi bác sĩ Joost Philippa cùng đồng nghiệp sử dụng ống thổi gây mê để giảm đau trong quá trình chữa bệnh, nó vẫn trong tư thế đứng và dịch chuyển vài bước. Để đảm bảo an toàn, nhất là tình huống voi bất ngờ hoảng loạn, nhóm chuyên gia đã sử dụng sợi thừng dài để hạn chế voi di chuyển nhiều trong khi đang tiếp cận chữa trị vết thương.

hanh-trinh-chua-tri-vet-thuong-2

Cỏ là thức ăn chính của Jun. Ảnh: Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk.

Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ thú y của Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk, bác sĩ Joost đã cắt bỏ thành công phần mô chết và tiêm thuốc kháng sinh tránh nhiễm trùng cho Jun.

Các bác sĩ, chuyên gia thú y cũng bơm nước muối sinh lý, cồn iot và cắt bỏ phần thịt thối ở chân voi. Họ lấy mẫu gửi đến Phân viện thú y miền Trung (Khánh Hòa) xét nghiệm để xác định vết thương nhiễm trùng do vi khuẩn nào. Căn cứ kết quả này, các bác sĩ điều trị thuốc kháng sinh cho phù hợp. Sau đó, chân của Jun còn được chữa trị nhiều đợt bởi bác sĩ Weng Yan (Tổ chức động vật châu Á).

Khi Jun đã quen dần với cuộc sống gần con người, tháng 5/2016, bác sĩ Williem Schaftenaar-Heij (chuyên gia voi đến từ Hà Lan) đã gắp miếng dị vật kim loại (một phần của bẫy) ra khỏi chân Jun. 6 tháng sau, bác sĩ Williem quay trở lại Đăk Lăk với máy x-quang, kiểm tra và khẳng định không còn các mảng dị vật trong chân của Jun nữa.

Nguồn: Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk

Từ khi về Trung tâm đến nay, khẩu phần ăn của Jun rất đa dạng, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Ngoài thức ăn chính là cỏ (50 kg/ngày), Trung tâm còn bổ sung các loại củ quả như dưa chuột, khoai lang, mía, táo, chuối, me, dứa... 

Hiện Jun nặng 985 kg, tăng 400 kg sau hai năm về Trung tâm. Nó rất thích trái cây, đặc biệt là cơm nắm mà các nhân viên chăm sóc của Trung tâm chuẩn bị. Vết thương ở chân Jun có dấu hiệu bình phục, nhưng vẫn còn đi cà nhắc. Dù vậy, nó rất thích vận động, tắm, hất đất và cát lên mình. Jun cũng đã quen và thích những khi được nhân viên huấn luyện và chăm sóc.

Anh Phan Phú, một trong hai người trực tiếp chăm sóc và huấn luyện Jun cho biết, voi vẫn còn bản tính hoang dã nhưng đã quen dần với cuộc sống hiện tại. Nó trở nên hiền lành với những người thường thấy hàng ngày, còn với khách lạ thì tỏ ra khá hung dữ. "Khi tôi đi đến đâu Jun đều đi theo đến đó. So với  - một voi nuôi khác, Jun cá tính và 'đàn ông' hơn", Phú nói.

Trung tâm bảo tồn voi Đăk Lăk đang trong quá trình thiết kế, xây dựng với mục tiêu cứu hộ, bảo tồn voi hoang dã và và sinh sản voi nhà. Trung tâm cứu hộ đang nuôi hai con voi đực, tên Jun (khoảng 6-7 tuổi được cứu hộ năm 2015) và (1 tuổi - cứu hộ năm 2016).

Xem thêm hình ảnh voi Gold được chăm sóc ở Trung tâm:

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tử thần rình rập dưới chân bé gái tạo dáng chụp ảnh

tu-than-rinh-rap-duoi-chan-be-gai-tao-dang-chup-anh

Bé Molly tươi cười chụp ảnh mà không hề nhận ra mối đe dọa ngay dưới chân. Ảnh: Bianca Dickinson.

Cô Bianca Dickinson ở Victoria, Australia đang chụp ảnh cho cô con gái hai tuổi Molly trên một cánh đồng hôm qua thì phát hiện vật thể lạ chuyển động ở khoảng đất phía sau cô bé. Tuy nhiên Dickinson nghĩ rằng đó chỉ là một mảnh vỏ cây lay động trong gió nên không mấy quan tâm và tiếp tục điều chỉnh ống kính, theo The Age.

Nhưng khi điều chỉnh hướng tiêu cự máy ảnh, người mẹ bị sốc khi nhận ra vật thể đang động đậy đó chính là một con rắn nâu phương đông dài khoảng ba mét. Con rắn có nọc độc chết người này chỉ nằm cách chỗ Molly tạo dáng chỉ vài chục cm. Cô vội kéo ngay Molly ra xa khỏi con rắn. Khi kiểm tra máy ảnh, Dickinson tìm thấy bức ảnh ghi lại cảnh tượng đáng sợ này.

Trong bức ảnh đó, con rắn khổng lồ đang trườn qua một cái cọc về phía trảng cỏ, ngay cạnh chân Molly. Bé Molly không hề hay biết tử thần đang rình rập sau lưng, vẫn cười tươi rói và bám vào hàng rào dây thép ngay phía trên đầu con rắn.

Điều may mắn là con rắn không cảm thấy bị đe dọa trong khoảnh khắc đó nên không tấn công bé Molly. Dickinson quyết định công bố bức ảnh để cảnh báo mọi người về mối nguy hiểm luôn rình rập trong tự nhiên.

Rắn nâu phương đông thuộc họ rắn hổ, là loài rắn độc thứ hai trên thế giới và là thủ phạm gây ra phần lớn ca tử vong do rắn cắn ở Australia.

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Robot chuyên đốt tweet của Trump gây sốt mạng

Một tài khoản Twitter mang tên BurnedYourTweet (Đốt Tweet của bạn) xuất hiện hôm 28/3 đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi đăng tải những video quay cảnh một con robot in ra và đốt bỏ các dòng tweet mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đăng tải, theo RT.

Con robot có cấu tạo khá đơn giản, với một chiếc máy in tự động in các dòng tweet của ông Trump lên mảnh giấy giống như máy in hóa đơn trong các cửa hàng. Một chiếc kéo cắt rời mảnh giấy này, trước khi một cánh tay gắp lấy nó, đưa lên trên một chiếc bật lửa đã bật sẵn. Khi mảnh giấy in dòng tweet của ông Trump bốc cháy, cánh tay robot bỏ nó vào một chiếc gạt tàn.

Những đoạn video này được đăng tải gần như ngay lập tức sau khi ông Trump đăng các dòng trạng thái trên Twitter. Người đăng tải video dường như đang chế giễu Tổng thống Trump khi đăng dòng chú thích duy nhất: "Tôi đốt tweet ông" trên mỗi video.

robot-chuyen-dot-tweet-cua-trump-gay-sot-mang

Tài khoản Burned Your Tweet đăng video ngay sau mỗi dòng trạng thái của ông Trump. Ảnh: Twitter

Chỉ sau một ngày xuất hiện, tài khoản này đã thu hút trên 10.000 lượt theo dõi và hàng nghìn lượt chia sẻ. Nhiều người bày tỏ sự thích thú khi xem các video này, thậm chí còn đề nghị chủ tài khoản phát trực tiếp cảnh robot đốt tweet của Trump. Tổng thống Trump chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về tài khoản này.

Theo NBC, chủ nhân tài khoản này chính là kỹ sư David Neevel ở bang Oregon, Mỹ, đang sống và làm việc ở Amsterdam, Hà Lan. Neevel chế tạo con robot trên để thể hiện sự phản đối Trump, người thường xuyên đưa ra những tuyên bố gây sốc trên Twitter.

"Mục đích của con robot này là tìm ra những cách thức nhỏ bé nhưng không đơn giản để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn", Neevel chia sẻ.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Giải cứu đàn voi 11 con mắc kẹt dưới hố bùn ở Campuchia

Người dân tại một ngôi làng ở tỉnh Mondolkiri, Campuchia hôm 24/3 phát hiện một đàn voi châu Á 11 con bị mắc kẹt dưới hố bùn trong khu bảo tồn Keo Seima và lập tức báo cáo nhà chức trách, Grind TV hôm qua đưa tin.

Công tác cứu hộ lập tức được tiến hành, bởi đàn voi đã gần như kiệt sức sau khi vùng vẫy tuyệt vọng dưới hố bùn suốt 4 ngày mà không được ăn gì. Đàn voi này gồm 3 con cái trưởng thành và 8 con non, trong đó có một con đực gần đến tuổi trưởng thành. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với việc nhân giống quần thể voi ở khu bảo tồn Keo Seima. Nếu đàn voi chết, việc bảo tồn quần thể voi sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Lực lượng cứu hộ nhận định đàn voi bị ngã xuống hố khi tới đây uống nước. Thành hố quá dốc và trơn trượt nên những con voi không thể tự trèo lên. Khi nước trong hố bắt đầu khô cạn, chúng bị mắc kẹt giữa vũng lầy.

Dân làng, cơ quan bảo vệ động vật hoang dã và nhà chức trách địa phương cùng hợp sức tạo ra lối thoát cho đàn voi. "Sau khi chúng tôi tưới nước cho chúng, một số người dân làng giúp cắt lá tre cho chúng ăn vì chúng không ăn gì suốt 4 ngày. Chúng tôi đào bậc thang quanh thành hố, sau đó xếp ván gỗ cho chúng bước qua", một quan chức địa phương kể lại.

10 trong số 11 con voi tự trèo ra khỏi miệng hố thành công, chỉ có duy nhất một con voi non quá yếu để di chuyển. Các nhân viên cứu hộ phải buộc dây thừng quanh mình và kéo nó lên. "Voi mẹ có thể bỏ rơi con nếu nó có mùi giống con người", Olly Griffin, nhân viên tổ chức WCS Cambodia, cho biết. Nhân viên khu bảo tồn đang theo dõi đàn voi để xem con voi nhỏ này có được đàn chấp nhận hay không.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Bản sao dưới nước của cây bắt ruồi

Thứ năm, 30/3/2017 | 07:00 GMT+7

|

Thứ năm, 30/3/2017 | 07:00 GMT+7

Một loài động vật sống dưới đáy đại dương tên Venus flytrap anemone có bề ngoài và cách bắt mồi giống hệt loài cây bắt ruồi trên cạn.

Thành Minh (Video: Tech Insider)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Điều gì xảy ra nếu loài khủng long không tuyệt chủng?

Thứ năm, 30/3/2017 | 06:00 GMT+7

|

Thứ năm, 30/3/2017 | 06:00 GMT+7

Nếu loài khủng long không bị tuyệt chủng ở thời tiền sử, điều gì sẽ xảy ra với Trái Đất? (Minh Huy)

dieu-gi-xay-ra-neu-loai-khung-long-khong-tuyet-chung

Hình minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

(Khoa học kì thú)Hậu quả đối với cơ thể khi ăn quá nhiều đường

Thứ tư, 29/3/2017 | 21:00 GMT+7

|

Thứ tư, 29/3/2017 | 21:00 GMT+7

Khi ăn quá nhiều đường, gan sẽ chuyển hóa lượng đường dư thừa thành chất béo và có thể gây ra nhiều bệnh tật cho con người.

Robert Lustig, giáo sư về nội tiếp tại Đại học California, San Francisco, Mỹ, giải thích hiện tượng xảy ra khi chúng ta ăn quá nhiều đường. Nó không chỉ làm cho gan bị nhiễm mỡ mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng khác như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch.

Lê Hùng (Video: Business Insider)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Thủ phạm khiến mặt biển Italy sục sôi dữ dội

Thứ tư, 29/3/2017 | 20:00 GMT+7

|

Thứ tư, 29/3/2017 | 20:00 GMT+7

Những cột nước tung lên giữa mặt biển ngoài khơi Italy khiến nhiều ngư dân hoang mang và thôi thúc các nhà khoa học tìm lời giải thích.

Các ngư dân làm việc gần đảo Montecristo và Pianosa ngoài khơi Italy hôm 16/3 ghi lại hình ảnh những cột nước sục sôi bắn lên từ mặt biển tạo nên hiện tượng kỳ lạ khiến họ hoang mang, theo Express.

Hiện tượng cột nước bùng lên từ mặt biển phẳng lặng này khiến nhiều nhà khoa học bối rối không thể đưa ra lời giải thích. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia thuộc Viện địa vật lý và núi lửa học Italy (INGV) mới đây tuyên bố họ có thể đã tìm ra thủ phạm tạo nên cột nước sục sôi trên mặt biển.

Kết quả phân tích hóa học do các chuyên gia INGV ở Naples tiến hành cho thấy có sự gia tăng đáng kể trong mật độ khí methane trong nước biển. Dữ liệu do thiết bị lặn điều khiển từ xa thu thập được ở Portovenere không tìm thấy những điểm nhiệt bất thường tại khu vực này, nên nhóm nghiên cứu loại trừ khả năng thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa biển là nguyên nhân sinh ra cột nước.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, núi lửa bùn dưới đáy đại dương có thể phun ra những luồng khí gas dữ dội, tạo nên cột nước tung lên trên mặt biển.

"Đây là một hiện tượng liên quan đến núi lửa bùn, trong đó một lượng lớn khí methane phun lên một cách dữ dội", các nhà nghiên cứu kết luận.

Phương Hoa 

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Dải từ trường triệu năm ánh sáng trong vũ trụ

dai-tu-truong-trieu-nam-anh-sang-trong-vu-tru

Sự va chạm giữa các cụm thiên hà có thể tạo ra từ trường khổng lồ. Ảnh minh họa: iStock.

Nhóm nghiên cứu tại Viện thiên văn vô tuyến Max Planck (MPIfR), Đức, phát hiện va chạm giữa các cụm thiên hà trong vũ trụ tạo ra từ trường khổng lồ. Một trong số chúng trải dài hàng triệu năm ánh sáng và lớn hơn hàng chục lần so với dải Ngân hà, theo International Business Times. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics hôm 22/3.

"Chúng tôi phát hiện từ trường ổn định lớn nhất trong vũ trụ, trải rộng 5-6 triệu năm ánh sáng",  Maja Kierdorf, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Quá trình va chạm giữa các thiên hà gây ra sự nén ép khí gas nóng, tạo thành thứ trông giống hồ quang điện gọi là tàn tích (relic). Kể từ lần khám phá đầu tiên vào năm 1970 cho đến nay, tàn tích đã được phát hiện trong hơn 70 cụm thiên hà.

Các nhà khoa học sử dụng Kính thiên văn Vô tuyến Effelsberg khổng lồ tại Đức để ghi lại hình ảnh của 4 tàn tích va chạm được biết đến nhiều nhất. Một trong số đó là CIZA J2242+53.

Kết quả cho thấy, tàn tích là những cấu trúc có tổ chức và sự chuyển động của các hạt sẽ tạo ra từ trường khổng lồ. Hình dạng cũng như mật độ của tàn tích chỉ ra các cụm thiên hà có thể va chạm với nhau ở tốc độ trên 2.000 km/giây.

"Từ trường này có cùng cường độ như trong dải Ngân hà, nhưng mang độ phân cực đặc biệt cao, lên đến 50%", nhóm nghiên cứu cho biết.

Kính thiên văn Effelsberg trong tương lai sẽ là công cụ lý tưởng để phát hiện thêm nhiều từ trường khổng lồ tương tự trong vũ trụ. "Giờ đây chúng ta có thể tìm kiếm từ trường ổn định trong các cụm thiên hà bằng cách sử dụng sóng vô tuyến phân cực", Rainer Beck, đồng tác giả nghiên cứu, nói.

Lê Hùng

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Rắn hổ mang bị thợ xây dùng tay không tóm gọn

Thứ tư, 29/3/2017 | 16:00 GMT+7

|

Thứ tư, 29/3/2017 | 16:00 GMT+7

Một thợ xây dùng cuốc đào hang của con rắn hổ mang lớn rồi dùng tay tóm gọn con vật khi nó lao ra để tấn công.

Một công nhân xây dựng ở Ấn Độ đang làm việc tại công trường thì phát hiện một chiếc hang khả nghi bên dưới đống vật liệu xây dựng. Khi dùng cuốc chim để đào chiếc hang này, người công nhân bất ngờ chạm trán con rắn hổ mang lớn vọt ra để tấn công, Mirror hôm qua đưa tin.

Trong lúc người quay video hoảng hốt lùi lại, người thợ xây vẫn bình tĩnh bỏ cuốc đất xuống và túm chặt đuôi con rắn độc. Nó vùng vẫy dữ dội cố tìm cách thoát ra và cắn người thợ xây. Anh lúc lắc con rắn để khiến nó mất phương hướng, sau đó dùng búi giẻ đỏ vung vẩy trước mắt nhằm phân tán sự chú ý của con rắn.

Rắn hổ mang thường sống ở những vùng nhiệt đới và rất phổ biến ở Ấn Độ cũng như nhiều nước châu Phi. Chúng thích ở dưới đất, trốn dưới những hòn đá hoặc hốc cây. Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ rít lên để đe dọa kẻ thù.

Phương Hoa

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tỷ phú Elon Musk muốn kết nối não người với máy tính

ty-phu-elon-musk-muon-ket-noi-nao-nguoi-voi-may-tinh

Tỷ phú Elon Musk muốn kết nối não người với máy tính. Ảnh: LA Times.

Tỷ phú Elon Musk, nhà sáng lập tập đoàn Tesla và SpaceX, vừa thành lập công ty mới mang tên Neuralink với nhiệm vụ kết nối máy tính trực tiếp vào não bộ con người. Tỷ phú này đang khám phá công nghệ "nút dây thần kinh", gồm những điện cực siêu nhỏ được cấy ghép vào não người để hoạt động như máy tính, Guardian ngày 28/3 đưa tin.

Musk không làm lễ ra mắt công ty mới, nhưng đã xác nhận tin tức về việc Neuralink sẽ hoạt động vào tuần tới trên Twitter. Công ty này được đăng ký ở California, Mỹ với vai trò "nghiên cứu y học" hồi tháng 7 năm ngoái. Musk được cho là đóng góp phần lớn vốn cho Neuralink.

Cách đây một tháng, Musk nói con người cần trở thành người nửa máy (cyborg) để thích nghi với tương lai sẽ bị chi phối bởi trí thông minh nhân tạo. Ông cho rằng sự sáp nhập của trí thông minh con người và máy móc là cần thiết để loài người tiếp tục phát triển bền vững.

Hiện tại, giao diện kết nối não người với máy tính chủ yếu là một hướng, trong đó cách thức sử dụng phổ biến nhất là những công cụ điều khiển cử động và giọng nói hỗ trợ những người bị tổn thương não điều khiển một số chức năng cơ thể.

Gần đây các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc kích thích bộ não cảm nhận tín hiệu từ các bộ phận nhân tạo, nhưng hướng đi này mới chỉ là khởi đầu và chưa đạt được những kết quả rõ ràng.

Hòa Việt

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Siêu tên lửa đẩy của Liên Xô hoen rỉ trong kho suốt 20 năm

Thứ tư, 29/3/2017 | 14:22 GMT+7

|

Thứ tư, 29/3/2017 | 14:22 GMT+7

Sau gần hai thập kỷ bị bỏ hoang trong kho, tên lửa đẩy siêu mạnh Energia của Liên Xô đã xuống cấp trầm trọng.

Vào cuối thập niên 1970, Liên Xô chế tạo mẫu tên lửa đẩy siêu mạnh Energia với sứ mệnh đưa tàu con thoi không người lái Buran lên vũ trụ và cạnh tranh với tên lửa Saturn V của NASA từng đưa tàu Apollo của Mỹ lên Mặt Trăng, theo Longroom.

Tên lửa hiện nằm trong một kho chứa bị bỏ hoang gần hai thập kỷ tại bãi phóng Baikonur Cosmodrome, Kazkhastan.

Energia bay thử nghiệm vào năm 1987 và thực hiện nhiệm vụ đầu tiên đưa tàu Buran lên quỹ đạo năm 1988.

Ban đầu tên lửa được lên kế hoạch cho nhiệm vụ đưa tàu vũ trụ lên thám hiểm Mặt Trăng, nhưng sứ mệnh này sau đó bị hủy bỏ. Tên lửa bị bỏ hoang trong kho sau khi Liên Xô tan rã.

Tên lửa được làm bằng hợp kim siêu nhẹ, có tổng trọng lượng khoảng 2,4 tấn và có khả năng đẩy vật thể nặng 100 tấn vào quỹ đạo.

Những dãy số ký hiệu của tên lửa bị mờ đi do lớp mạ kim loại phía ngoài bắt đầu hoen rỉ và bong tróc.

Một khung thép được gia cố chắc chắn để bảo vệ tên lửa khỏi sóng xung kích trong trường hợp xảy ra một vụ nổ gần kho chứa.

Cửa trượt lớn có kích thước 42 x 36 m, cho phép di chuyển tên lửa đến bệ phóng nằm gần kho chứa.

Phần đỉnh của tên lửa được thiết kế dựa trên nguyên lý khí động học.

Mặc dù bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng, công nghệ của tên lửa Energia vẫn có thể được Nga sử dụng trong kế hoạch chinh phục Mặt Trăng vào năm 2030.

Mô phỏng quá trình tên lửa Energia  đưa tàu Buran vào quỹ đạo.

Xem thêm:
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Hầm chống tận thế lưu giữ sách quý ở Na Uy

ham-chong-tan-the-luu-giu-sach-quy-o-na-uy

Hầm hạt giống chống tận thế ở Svalbard, Na Uy. Ảnh: National Geographic.

Na Uy vừa mở cửa một căn hầm chống tận thế đặc biệt mang tên World Arctic Archive nằm ở Svalbard để cất giữ những cuốn sách quý giá nhất trên thế giới, Sun hôm qua đưa tin. 

Những quyển sách quý sẽ được lưu giữ ở dạng kỹ thuật số, cho phép chúng tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt nhất, kể cả chiến tranh hạt nhân. Na Uy, Brazil và Mexico sẽ là những quốc gia đầu tiên lưu giữ bản sao sách quý ở căn hầm này.

Hầm chống tận thế mới này nằm ở cùng khu vực với hầm Global Seed Vault chứa bộ sưu tập hạt giống khổng lồ có thể giúp con người sống sót nếu nguồn cung cấp lương thực bị xóa sạch.

Công nghệ do công ty Piql phát minh ra giúp lưu trữ dữ liệu ở dạng giấy ảnh thay vì ổ cứng hoặc các dạng lưu trữ khác. "Chúng tôi tin chắc có thể lưu trữ dữ liệu bằng công nghệ của mình trong 1.000 năm", Kartrine Loen Thomson, đại diện công ty Piql chia sẻ. Giấy ảnh sẽ được đặt sâu bên trong một khu mỏ đóng băng vĩnh cửu mang tên Mine 3 dưới nhiệt độ ổn định.

Svalbard là nơi đặc biệt an toàn để lưu trữ sách quý. Năm 1920, Na Uy đã ký hiệp ước Svalbard với 42 nước để nơi đây trở thành khu vực phi quân sự. "Chúng tôi tin tưởng sẽ không có vụ tấn công quân sự nào xảy ra ở đây", Pal Berg ở công ty khai thác mỏ SNSK, chia sẻ.

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tế bào bất tử có khả năng sản xuất hồng cầu vô hạn

te-bao-bat-tu-co-kha-nang-san-xuat-hong-cau-vo-han

Tế bào gốc BEL - A có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn máu hiến tặng. Ảnh: Krisana Sennok.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bristol, Anh đã tìm ra cách biến tế bào gốc của người trưởng thành thành dòng tế bào gốc erythroid "bất tử" đầu tiên trên thế giới, Business Insider hôm qua đưa tin. Erythroid là thuật ngữ chuyên ngành về quá trình tạo ra hồng cầu. Họ đặt tên nó là tế bào gốc BEL - A.

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã cố gắng chuyển trực tiếp tế bào gốc thành hồng cầu trưởng thành, nhưng hiệu suất của phương pháp này rất thấp. Mỗi tế bào gốc chỉ sản xuất được khoảng 50.000 hồng cầu trước khi chết, trong khi một túi trữ máu bình thường ở các bệnh viện chứa khoảng 1.000 tỷ hồng cầu.

Trong phương pháp mới, các tế bào gốc của người trưởng thành được lấy trong giai đoạn phát triển sớm, nghĩa là có khả năng phân chia và tạo ra hồng cầu mãi mãi mà không chết, bỏ qua được bước thay thế tế bào gốc mới.

Các tế bào BEL - A này được lựa chọn từ máu hiến tặng với mục tiêu duy nhất là tạo ra tế bào hồng cầu trưởng thành.

"Chúng tôi đã chứng minh được rằng có một cách khả thi để sản xuất ổn định hồng cầu cho sử dụng lâm sàng", trưởng nhóm nghiên cứu Jan Frayne trao đổi với BBC.

"Những bệnh nhân hưởng lợi nhất là những người mắc phải các căn bệnh phức tạp như hồng cầu lưỡi liềm hoặc thiếu máu thalassemia, đòi hỏi cần được truyền máu nhiều lần. Phương pháp này không thay thế việc hiến máu mà chỉ cung cấp  giải pháp điều trị chuyên khoa cho các nhóm bệnh nhân cụ thể", Dave Anstee, giám đốc của Viện nghiên cứu Y tế Quốc gia Anh về các sản phẩm máu và cấy ghép, cho biết.

Các thử nghiệm tạo ra hồng cầu theo các phương pháp cũ sẽ kết thúc vào cuối năm 2017. Theo kế hoạch, các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm sản phẩm từ BEL - A trên bệnh nhân ngay sau đó. Nếu vượt qua được thử nghiệm lâm sàng, phương pháp này có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong truyền máu.

Thành Minh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Hổ mang chúa sắp chết khát bò vào làng xin nước uống

Thứ tư, 29/3/2017 | 11:27 GMT+7

|

Thứ tư, 29/3/2017 | 11:27 GMT+7

Dù luôn né tránh con người, cơn khát buộc con rắn hổ mang chúa dài gần 4 mét bò vào ngôi làng ở Ấn Độ để xin nước uống.

Con rắn hổ mang chúa dài 3,7 mét khát tới mức phải bò vào làng Kaiga ở Ấn Độ tìm nước uống trong cơn hạn hán, Longroom hôm qua đưa tin. Những người dân làng tốt bụng không ngần ngại giúp đỡ con vật hoang dã. Một người đàn ông cầm chai nước dốc vào miệng con vật để nó uống từng ngụm.

Người đàn ông biết rõ tình huống có thể trở nên nguy hiểm bất cứ lúc nào nên nắm chặt cây gậy bắt rắn để có thể tóm gọn con vật nếu nó tấn công. Những người bạn ở xung quanh giúp đỡ bằng cách túm chặt đuôi con rắn đề phòng nó lao tới cắn người.

Một số nơi ở miền nam Ấn Độ đang trải qua hạn hán nghiêm trọng khiến nước ngọt trở nên khan hiếm. Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã cho biết hạn hán ảnh hưởng nặng nề đến động vật trong khu vực. Khi đội cứu hộ tìm thấy con rắn hổ mang, việc đầu tiên họ làm là cho nó nước uống. Họ cũng đổ nước lên đầu con rắn để giúp nó mát mẻ hơn. Con rắn sau đó được đưa tới một cơ sở chăm sóc động vật.

Phương Hoa 

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Cầu vồng lửa rực sáng bầu trời khiến dân Peru lo sợ tận thế

Hình ảnh cầu vồng lửa rực sáng trên bầu trời được người dân thành phố Chiclayo, tỉnh Lambayeque, Peru ghi lại và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, RT hôm qua đưa tin. "Chúng tôi đang quan sát dải màu vàng hiếm gặp trên bầu trời khiến nhiều người hoảng sợ. Cầu vồng này xuất hiện vào lúc sáng sớm", người quay đoạn video cho biết.

Nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng cầu vồng lửa này là điềm báo tận thế hoặc một thảm họa kinh hoàng sắp xảy ra.

cau-vong-lua-ruc-sang-bau-troi-khien-dan-peru-lo-so-tan-the

Cầu vồng lửa trên bầu trời Peru. Ảnh: Facebook.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, cầu vồng lửa vắt ngang qua bầu trời thực chất là hiện tượng quang học sinh ra khi tinh thể băng trong những đám mây trên bầu trời nằm ngang và Mặt Trời chếch ở góc khoảng 58 độ từ đường chân trời.

Hiện tượng có tên khoa học là circumhorizontal arc, thường xuất hiện ở những đám mây ti hoặc mây ti tầng. Circumhorizontal arc là kết quả của ánh sáng Mặt Trời chiếu qua tinh thể băng nhưng nó cũng có thể ra đời dưới ánh trăng trong trường hợp hiếm hoi hơn.

Cầu vồng ở Peru hình thành đứt đoạn nhưng ở dạng đầy đủ, các màu sắc có quang phổ tương tự như cầu vồng thông thường. 

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

xac-nguoi-dan-ong-indonesia-trong-bung-tran-dai-7-met

Dân làng rạch bụng con trăn để tìm thi thể nạn nhân. Ảnh: Viral Press.

Akbar Salubiro, cư dân 25 tuổi ở ngôi làng hẻo lánh trên hòn đảo phía tây Sulawesi, Indonesia, mất tích tối 26/3 khi đi thu hoạch dầu cọ, theo Mirror. Bạn bè và người thân tìm thấy một con trăn khổng lồ bò ra từ vườn nhà Akbar vào tối hôm sau và lo ngại anh có thể bị con vật siết chết rồi nuốt chửng.

Nhìn thấy phần bụng căng tròn của con trăn khổng lồ dài 7 mét, dân làng quyết định đánh chết nó để giải cứu Akbar.

Cơ thể bất động của Akbar được tìm thấy bên trong bụng con trăn sau khi người dân dùng con dao phay rạch bụng con vật. Đoạn video do một nhân chứng quay lại cho thấy dân làng kéo thi thể Akbar ra khỏi bụng trăn trong khi lớp da của nó được lột đi.

"Mọi người nghe thấy nhiều tiếng la hét từ rừng cọ trước đêm phát hiện xác Akbar trong bụng con trăn. Khi dân làng bắt con trăn, đôi ủng Akbar đi nổi rõ trên bụng nó", trưởng làng Salubiro Junaidi kể lại.

Con trăn thuộc loài trăn gấm, chuyên siết chặt để nạn nhân chết ngạt trước khi nuốt chửng cả cơ thể.

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Thời gian để con người rơi xuyên qua tâm Trái Đất

thoi-gian-de-con-nguoi-roi-xuyen-qua-tam-trai-dat

Nếu đào xuyên qua Trái Đất, chúng ta sẽ có một lỗ dài 12.742 km. Hình minh họa: Wordpress.

Alexander Klotz, nhà nghiên cứu tại Đại học McGill ở Canada, đưa ra nghiên cứu chứng minh thời gian thực sự để con người đi qua một chiếc lỗ xuyên hành tinh chỉ khoảng 38 phút 11 giây, thấp hơn nhiều so với ước tính 42 phút 12 giây mà các nhà khoa học đưa ra trước đây, theo Live Science.

Trong nghiên cứu đăng hồi tháng 3/2015 trên tạp chí Vật lý Mỹ, Klotz cho rằng đáp số 42 phút mà nhiều học giả thừa nhận có xét đến sự tác động biến thiên liên tục của lực hấp dẫn mà bỏ qua lực kéo của không khí lên người đang rơi. Hệ số này nhỏ dần khi tiến đến tâm Trái Đất và lớn dần khi người rơi "nổi" ngược chiều lực hấp dẫn ở phía bên kia hố.

Kết quả trước đây tính theo tốc độ ghi nhận lúc một người đi qua nửa hành trình. Tốc độ này đủ lớn để làm người rơi tiếp tục chuyển động ngược chiều lực hấp dẫn ở phía bên kia hành tinh và đi thẳng lên đến mặt đất. Nhưng theo Klotz, phần tâm Trái Đất đặc hơn vỏ nên lực tác động đến người đang rơi cũng sẽ khác.

Để tính toán chính xác, Klotz sử dụng số liệu địa chấn để tính toán tỷ trọng khác nhau ở các độ sâu khác nhau và sử dụng số liệu đó tính ra đáp án. Mật độ vật chất tại mặt đất là khoảng 1 tấn/m3 và 13 tấn/m3 ở độ sâu 6.371 km dưới mặt đất. 

Nếu trọng lực không đổi, người đang rơi sẽ mất khoảng 19 phút để tới tâm Trái Đất. Người đó sẽ di chuyển với vận tốc khoảng 40.344km/h, gấp 32 lần tốc độ âm thanh. Khi đi qua phần lõi, người đang rơi sẽ di chuyển chậm lại nhưng do quán tính nên vẫn tiếp tục đi đến đầu kia.

Như vậy, chúng ta sẽ mất 38 phút 11 giây để chạm đến đầu bên kia hành tinh thông qua một lỗ khoan dài 12.742 km xuyên qua Trái Đất.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Vì sao chúng ta nổi da gà?

Thứ tư, 29/3/2017 | 06:00 GMT+7

|

Thứ tư, 29/3/2017 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi tại sao mỗi khi sợ hãi, lạnh hoặc buồn đi vệ sinh, chúng ta thường bị nổi da gà khắp người? (Mỹ Dung)

vi-sao-chung-ta-noi-da-ga

Ảnh minh họa: Blogspot.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

(Khoa học kì thú)Men răng nhân tạo có thể bảo vệ máy bay

Thứ ba, 28/3/2017 | 22:00 GMT+7

|

Thứ ba, 28/3/2017 | 22:00 GMT+7

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Michigan, Mỹ, sử dụng men răng nhân tạo để phát triển công nghệ chống rung giúp bảo vệ máy bay trong điều kiện thời tiết hỗn loạn.

Phương Hoa (Video: Futurism)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Thầy giáo Malaysia chế chi giả điều khiển bằng giọng nói

thay-giao-malaysia-che-chi-gia-dieu-khien-bang-giong-noi

Sujana Rejab cầm một cánh tay giả trong văn phòng ở tháp Faber, Kuala Lumpur. Ảnh: NST

Cựu giáo viên Sujana Rejab sáng lập công ty MyVista năm 2012, sau khi đọc nhiều bài báo có liên quan tới chế tạo chi giả bằng máy in 3D, theo News Straits Times.

Một năm sau, ông tự chế tạo được máy in 3D từ linh kiện cũ. Cuối năm 2015, sau khi chế tạo thành công bàn tay giả đầu tiên in bằng máy 3D, ông Rejab đã tặng nó cho một cô bé tật nguyền 6 tuổi ở Kedah, Malaysia.

"Tôi rất vui khi nhìn thấy cô bé nở nụ cười ngày hôm đó. Thật xúc động", ông nói. Niềm vui biến thành động lực giúp ông tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các mẫu chi giả in 3D cho người khuyết tật.

Hiện công ty ông có hai mẫu chân tay giả, một loại cơ học và một loại điện tử hiện đại hơn hoạt động thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Người dùng có thể dễ dàng ra lệnh cho các ngón tay duỗi ra hay nắm vào bằng giọng nói. Sujana đang lên kế hoạch tích hợp hệ thống vào đồng hồ thông minh.

Thời gian chế tạo chi giả mất từ một ngày đến một tháng, tùy thuộc tình trạng của người khuyết tật.

"Giá thành dao động tùy mẫu. Mẫu rẻ nhất khoảng 250 ringgit (57 USD)", ông Sujana cho biết.

Công ty đang phân phối các bộ phận chi giả cho nhiều quốc gia như Nepal, Singapore và các nước châu Phi. Họ cũng tập trung vào sử dụng vật liệu tái chế trong quá trình sản xuất để giảm chi phí.

Với những đóng góp trong lĩnh vực in 3D chi giả, Sujana đã được Ủy ban truyền thông đa phương tiện của Malaysia trao tặng Giải thưởng Biến đổi Quốc gia (National Transformation Award) năm 2015.

Nguyễn Thành Minh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tháp chọc trời treo dưới tiểu hành tinh lơ lửng trên Trái Đất

Tháp Analemma sẽ treo lơ lửng trên trời

Công ty kiến trúc Clouds Architecture Office ở New York, Mỹ công bố thiết kế tháp Analemma, công trình được gọi là "tòa nhà cao nhất thế giới". Nó sẽ được treo trên một tiểu hành tinh quay quanh Trái Đất ở độ cao 50.000 km, di chuyển theo quỹ đạo hình số 8 giữa Bắc và Nam bán cầu, theo Dezeen.

Tòa tháp này sẽ được treo vào tiểu hành tinh bằng mạng lưới cáp có sức bền cao mang tên Hệ thống Hỗ trợ Quỹ đạo đa dụng (UOSS). Nhà thiết kế cho rằng tháp này treo lơ lửng trong không trung nên có thể được xây dựng ở bất cứ đâu trên thế giới, sau đó được vận chuyển đến vị trí cuối cùng trong không gian.

Nhiều người đặt nghi vấn về khả năng tìm kiếm tiểu hành tinh cho dự án, nhưng nhà thiết kế tin rằng ý tưởng sẽ thành hiện thực trong tương lai gần nhờ khả năng "chế ngự" tiểu hành tinh của con người. NASA đang lên kế hoạch cho nhiệm vụ điều khiển quỹ đạo tiểu hành tinh vào năm 2021 nhằm chứng minh tính khả thi của việc khống chế một tiểu hành tinh di chuyển theo một quỹ đạo nhất định.

thap-choc-troi-treo-duoi-tieu-hanh-tinh-lo-lung-tren-trai-dat

Tòa tháp sẽ được treo dưới một tiểu hành tinh. Ảnh: Clouds Architecture Office.

Theo các bản vẽ, Analemma sẽ là một thành phố nổi. Phần tháp lớn sẽ được chia thành nhiều phần, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng để cư dân cảm thấy thoải mái như ở nhà. Các kiến trúc sư có kế hoạch đặt pin mặt trời ở phần trên để tạo ra năng lượng. Người dân sẽ lấy nước ngọt từ quá trình ngưng tụ mây và nước mưa.

Trong quá trình nghiên cứu điều kiện khí quyển cho dự án, nhóm kiến trúc sư phát hiện những độ cao mà con người không thể sống được do các điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, họ khẳng định sẽ có giải pháp cho vấn đề này khi thiết kế hoàn chỉnh ra đời.

Hòa Việt

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Dải băng nhựa siêu nhẹ nâng được khối bê tông 900 kg

Thứ ba, 28/3/2017 | 16:24 GMT+7

|

Thứ ba, 28/3/2017 | 16:24 GMT+7

Công ty Braeon ở Las Vegas, Mỹ, chế tạo một loại dải băng nhựa siêu nhẹ, có sức bền tốt và khả năng chịu lực cao, có thể nâng khối bê tông nặng hơn 900 kg.

Dải băng Braeön được tạo ra từ các phân tử polymer nhiệt dẻo. Nhà sản xuất áp dụng quá trình hóa lỏng, tác động lực liên tục để nhựa tạo ra hình dạng mong muốn. Khi bị làm nóng, các liên kết phân tử tách ra khiến chúng nhẹ và linh hoạt. Khi nguội lại, các phân tử polymer sẽ tự kết nối thành một liên kết mạnh mẽ như thép.

Phương Hoa

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)'Công viên kỷ Jura' trên bãi biển Australia

Một khu vực ven biển Australia được mệnh danh là "Công viên kỷ Jura" sau khi các nhà cổ sinh vật học tìm thấy số dấu chân khủng long lớn chưa từng có với niên đại ít nhất 130 triệu năm, RT hôm qua đưa tin.

Các nhà khoa học phát hiện hàng nghìn dấu chân dọc theo đường bờ biển dài 25 km trên bán đảo Dampier, được xác định là nơi sinh sống trước đây của nhiều loài khủng long tiền sử, theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Queensland và James Cook. 

Họ mất 5 năm (từ năm 2011 đến 2016) để phân tích khu vực tìm thấy dấu chân và công bố kết quả phát hiện trên tạp chí Cổ sinh vật học động vật có xương sống.

cong-vien-ky-jura-tren-bai-bien-australia

Một dấu chân khủng long được tìm thấy trên bãi biển. Ảnh: Đại học Queensland

Địa điểm tìm thấy dấu chân tập trung quanh các khu vực ven biển Yanijarri, Walmadany và Kardilakan-Jajal Buru ở tây bắc Australia. Nhóm nghiên cứu sử dụng máy bay không người lái để ghi chép phát hiện khi thủy triều rút.

Các dấu chân thuộc về 21 loài khủng long chân thằn lằn, khủng long chân thú, khủng long chân chim và khủng long bọc giáp. Một số dấu chân dài tới 1,7 m, tương đương chiều cao một người trưởng thành.

Trong số này có dấu chân được cho là bằng chứng duy nhất về loài stegosaurus được cho là loài khủng long có cơ thể bọc giáp, trên lục địa Australia.

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Tại sao càng gãi càng ngứa?

Thứ ba, 28/3/2017 | 06:00 GMT+7

|

Thứ ba, 28/3/2017 | 06:00 GMT+7

Tôi để ý thấy khi bị côn trùng như mỗi đốt, chúng ta càng gãi lại càng cảm thấy ngứa hơn? Tại sao lại như vậy?

tai-sao-cang-gai-cang-ngua

Hình minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

(Khoa học kì thú)Vật liệu đen nhất có thể biến mọi vật thể thành 'hố đen'

So sánh sơn đen thông thường và sơn xịt Vantablack 

Vantablack, vật liệu đen nhất thế giới, có khả năng hấp thụ 99,96% ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím và hồng ngoại. Các nhà khoa học tại Surrey NanoSystems, nơi chế tạo Vantablack, không ngừng nghiên cứu cách tăng cường độ đen của loại vật liệu này. Năm 2016, họ tuyên bố không có quang phổ nào trên thế giới có thể đo được lượng ánh sáng bị hấp thụ.

"Ngay cả khi chiếu một tia laser năng lượng cao vào Vantablack, ánh sáng bị nuốt chửng và không có gì phản hồi lại mắt người xem", nhóm nghiên cứu cho biết.

Surrey NanoSystems tiếp tục nghiên cứu và cho ra mắt một loại sơn xịt cho phép phủ Vantablack lên mọi bề mặt vật liệu. Họ cho biết sơn xịt Vantablack không "đen" bằng vật liệu gốc, nhưng cũng có khả năng ngăn chặn 99,8% ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím và hồng ngoại.

Về lý thuyết, đây không hẳn là một loại sơn. Nó là một lớp phủ đặc biệt tạo ra từ hàng triệu ống nano carbon, mỗi ống có chiều dài khoảng 20 nanomet và đường kính 14-50 micron (1 nanomet tương đương 0,001 micron). Do đó, diện tích bề mặt khoảng một centimet vuông có thể chứa tới một tỷ ống nano carbon siêu nhỏ này. Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt này, chúng sẽ xuyên qua giữa các ống nano carbon, nhưng sau đó bị mắc kẹt ở trong và không thể phản chiếu trở lại.

Theo các nhà khoa học tại Surrey NanoSystems, họ nghiên cứu sơn xịt Vantablack S-VIS nhằm biến mọi vật thể thành "hố đen". Ứng dụng của phát minh rất rộng như ngụy trang, giúp các vật thể trở nên vô hình.

Phương Hoa

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!