Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

(Khoa học kì thú)Tiểu hành tinh giàu kim loại NASA muốn thám hiểm

Thứ tư, 31/5/2017 | 20:27 GMT+7

|

\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); });

Thứ tư, 31/5/2017 | 20:27 GMT+7

|

NASA sẽ thực hiện sứ mệnh thám hiểm tiểu hành tinh 16 Psyche có trữ lượng sắt và niken dồi dào vào năm 2022.


Tiểu hành tinh 16 Psyche có đường kính khoảng 200 km, được cho là chứa lượng sắt và niken rất dồi dào. Các nhà khoa học tin rằng 16 Psyche nhiều khả năng là lõi của một hành tinh lớn bị mất lớp vỏ đá sau các vụ va chạm mạnh diễn ra hàng tỷ năm trước.

Vũ Phong (Đồ họa: Next)

Xem thêm:
\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); }); Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Hai loại bức xạ bao phủ quanh chúng ta

Thứ tư, 31/5/2017 | 19:26 GMT+7

|

\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); });

Thứ tư, 31/5/2017 | 19:26 GMT+7

|

Bức xạ điện từ và phóng xạ hạt nhân xuất hiện nhiều trong cuộc sống, ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe con người.


 

Lê Hùng (Đồ họa: Matt Anticole)

Xem thêm:
\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); }); Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Chuyên gia suy đoán nguyên nhân cá mập bay lên thuyền ngư dân Australia

chuyen-gia-suy-doan-nguyen-nhan-ca-map-bay-len-thuyen-ngu-dan-australia

Xác con cá mập trắng lớn trên thuyền của ông Selwood. Ảnh: ABC News.

Ngư dân Terry Selwood ở Australia hôm 27/5 bị thương ở tay khi một con cá mập trắng dài 2,7 m, nặng 200 kg lao lên thuyền và va vào người ông ở vùng biển ngoài khơi bang New South Wales, theo BBC.

Theo George H. Burgess, chuyên gia về cá mập tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thuộc Đại học Florida, Mỹ, đây là vụ việc rất hiếm gặp. Cá mập rất hiếm khi bay lên khỏi mặt nước, hầu hết những hình ảnh cá mập vọt lên mặt biển đều được dàn dựng bằng cách dùng mồi dụ con cá.

Burgess đặt ra ba giả thuyết để giải thích cho việc con cá mập 200 kg phóng lên thuyền của ngư dân Selwood. Con cá mập có thể nhảy lên thuyền vì lý do không xác định, hoặc đang mải mê đuổi theo mồi câu do ông Selwood kéo về. Giả thuyết cuối cùng là con cá bị mắc vào lưỡi câu và bị Selwood lôi lên thuyền.

Trong lúc săn mồi, cá mập có thể sử dụng năng lượng từ các cơ bắp cực khỏe của mình kết hợp với vây để tăng tốc và vọt lên mặt nước. Tuy nhiên, Burgess tin rằng giả thuyết con cá vô cớ lao lên thuyền ngư dân là kém thuyết phục nhất. Cách giải thích hợp lý nhất cho trường hợp này là con cá đã bị mắc vào lưỡi câu.

Cá mập trắng là loài động vật được pháp luật Australia, việc cố tình săn bắt loài này là phạm pháp, nhưng nhiều con vẫn vô tình mắc vào lưỡi câu hoặc là nạn nhân của những kẻ săn trộm.

Burgess nhấn mạnh rằng trước khi có kết quả khám nghiệm xác con cá mập để tìm dấu vết lưỡi câu, mọi giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đặt ra về vụ việc mới chỉ là suy đoán.

Tử Quỳnh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Cổ mộ 2.500 tuổi của hoàng tử Celtic hé lộ nhiều bí mật

co-mo-2500-tuoi-cua-hoang-tu-celtic-he-lo-nhieu-bi-mat

Ngôi mộ được khai quật tại làng Lavau, Pháp. Ảnh: IB Times.

Ngôi làng Lavau, miền đông Pháp trở nên nổi tiếng vào năm 2015 khi các nhà khảo cổ tìm thấy ngôi mộ của một hoàng tử Celtic, có từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Giới nghiên cứu đã hé lộ được những bí mật ẩn giấu trong ngôi mộ, theo IB Times.

Nhiều hiện vật khác nhau, bao gồm cả thắt lưng của hoàng tử, có vẻ rất giá trị vì sự độc đáo của chúng. Một số cổ vật từng chứng kiến sự giao thoa văn hóa, diễn ra vào những thời điểm khác nhau của các nền văn minh.

Kết quả chụp X-quang cho thấy thắt lưng được trang trí bằng nhiều sợi bạc, tạo thành hình trang trí mang phong cách Celtic. Đây là một hiện vật cực kỳ độc đáo, chưa từng có thứ nào như vậy được tìm thấy trên thế giới. Bên cạnh đó, việc phân tích chiếc vạc đồng chôn cạnh hoàng tử cho thấy những nghệ nhân chế tác ra nó đã làm chủ kỹ thuật luyện đồng và chạm khắc.

co-mo-2500-tuoi-cua-hoang-tu-celtic-he-lo-nhieu-bi-mat-1

Chiếc vạc đồng là một trong những hiện vật quan trọng nhất. Ảnh: IB Times.

Việc chụp ảnh 3D hé lộ ảnh hưởng từ các nền văn minh khác nhau, được kết nối trên các hoa văn trang trí đồ vật trong ngôi mộ. Một chiếc bình lớn đựng rượu được làm từ gốm Hy Lạp, trang trí bằng vàng theo phong cách Etruscan và bạc Celtic. Những phát hiện này cho thấy sự tương tác về văn hóa và kinh tế giữa nền văn minh Celtic và Địa Trung Hải vào thời kỳ này.

Việc nghiên cứu và phân tích sẽ kéo dài tới năm 2019, nhằm xác định danh tính của hoàng tử trong mộ, cũng như nguồn gốc các hiện vật mà người này sở hữu.

Tử Quỳnh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Cá mập trắng 2 tạ phi thân lên thuyền ngư dân

ca-map-trang-2-ta-phi-than-len-thuyen-ngu-dan

Con cá mập trên thuyền của ông Selwood. Ảnh: ABC News.

Terry Selwood, ngư dân 73 tuổi người Australia, bị thương hôm 27/5 khi vây trước của con cá mập dài 2,7 m, nặng 200 kg đập trúng. Ông đang thả câu ở ngoài khơi bang New South Wales thì con cá mập lao khỏi mặt nước và rơi xuống chiếc thuyền cá dài 5 m, theo BBC.

Cú va đập mạnh làm một bên tay ông Selwood bị rách sâu. Ngư dân này sau đó đã dùng điện đàm để gọi cứu hộ. Ông khẳng định đây là cuộc chạm trán với cá mập kịch tính nhất của mình trong 60 năm đánh bắt cá.

"Tôi mất khá nhiều máu, bị chấn động và không nhớ điều gì đã xảy ra. Tôi đang bò dậy thì nhìn thấy con cá mập và nó cũng nhìn tôi, sau đó nó bắt đầu giãy giụa và tôi không kịp tránh ra", ông Selwood cho biết. Nhóm cứu hộ tìm thấy ngư dân 73 tuổi này trong tình trạng đầm đìa máu, trước khi cấp cứu cho Selwood và đưa ông vào viện.

Cơ quan quản lý đánh bắt cá New South Wales cho biết con cá mập đã được mổ giám định pháp y. Đây là thủ tục thường được áp dụng với những con cá mập chết trong tình trạng sinh lý tốt. Điều đó cho phép các nhà nghiên cứu lấy mẫu mô và máu để phục vụ mục đích khoa học.

Tử Quỳnh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Cá không mặt kỳ lạ ở vực sâu 4.000 m dưới biển Australia

Các nhà khoa học trên tàu Investigator của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) phát hiện con cá không mặt kỳ lạ khi đang tìm kiếm những nguồn tài nguyên biển từ phía bắc Tasmania tới trung tâm Queensland, Abc.net.au hôm qua đưa tin.

Nhóm nghiên cứu kéo những mẻ lưới nhỏ với máy quay dưới nước ở sâu bên trong vực thẳm phía đông có độ sâu lên tới 4 km. Nhà nghiên cứu Di Bray ở Bảo tàng Victoria cho biết họ tìm thấy nhiều loài gây tò mò, thậm chí hết sức kỳ dị.

“Qua máy quay, chúng tôi trông thấy một loài cá mập ma lao vụt qua, chúng vô cùng hiếm gặp ở vùng biển Australia. Chúng tôi bắt gặp một con cá với những tấm đĩa nhạy sáng trên đỉnh đầu hay cá ba chân bò bằng vây”, Bray nói.

Ở độ sâu 4.000 m ngoài khơi vịnh Jervis, họ thu được một con cá không mặt rất khác thường. Con cá có lỗ mũi và miệng nhưng không có mặt. Các nhà nghiên cứu cho rằng mắt sinh vật ẩn sâu dưới về mặt nhưng không thể quan sát rõ. Vào những năm 1870, đội nghiên cứu tiên phong trên tàu HMS Challenger từng bắt được mẫu cá tương tự ở Coral Sea.

Theo Bray, nhóm của họ thu thập những loài chưa từng được ghi nhận ở vùng biển Australia. “Chúng tôi biết nhiều loài trong số đó là động vật mới và chúng tôi thậm chí không hề biết chút gì về những loài cá dưới vực sâu”, Bray chia sẻ.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Bạch tuộc qua mặt ngư dân trộm cua trong bẫy

Đoạn video do đoàn làm phim BBC quay trong khi thực hiện chương trình Super Smart Animals ghi lại khoảnh khắc con bạch tuộc khổng lồ trộm cua trong bẫy trước khi trốn thoát một cách táo tợn, Daily Star hôm qua đưa tin.

Bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương có lượng chất xám lớn với 2/3 tập trung ở các xúc tu. Bạch tuộc sử dụng trí thông minh của mình để săn trộm cua sau khi lẻn vào bẫy do ngư dân đặt. Trí thông minh cũng giúp con vật tìm ra cách thoát khỏi chiếc bẫy.

Trong video, con bạch tuộc bơi vào chiếc bẫy dưới nước gần Vancouver, Canada. Nó nhẹ nhàng ập lên con cua và tiêu hóa con mồi trước khi rút lui, chỉ để lại một chiếc vỏ trống rỗng.

Đây chỉ là một ví dụ về trí thông minh của loài động vật không xương sống này. Các nhà nghiên cứu đánh giá bạch tuộc có trí tuệ cao, nhưng khả năng học hỏi của chúng vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong giới sinh vật học.

"Động vật thân mềm rõ ràng có thể điều khiển đồ vật, sử dụng công cụ. Chúng không tạo ra thứ gì ngoại trừ nơi trú ngụ, nhưng có thể tưởng tượng qua thời gian với một số yếu tố tác động, điều này chắc chắn sẽ trở thành hiện thực", tiến sĩ Russell Burke ở Đại học Hofstra, New York, Mỹ, cho biết.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Nhịn đi tiểu có hại như thế nào?

Thứ tư, 31/5/2017 | 09:56 GMT+7

|

\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); });

Thứ tư, 31/5/2017 | 09:56 GMT+7

|

Nhịn tiểu là một thói quen không tốt, có thể dẫn tới nhiều tác hại cho cơ thể về lâu dài.

Lê Hùng (Đồ họa: Heba Shaheed)

Xem thêm:
\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); }); Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Thiêu xác bằng nước - Phương thức mai táng gây tranh cãi

Thiêu xác bằng nước - Phương thức mai táng gây tranh cãi

Thay vì địa táng hay hoả táng, con người có thể chọn yên nghỉ bằng thủy phân kiềm, hay còn gọi là thiêu xác bằng nước - cách thức mai táng thân thiện hơn với môi trường.

Sinh ra và lớn lên ở vùng South Lake Long, Robert J Klink gắn bó với sông nước cả cuộc đời. Câu cá, săn vịt trời, sau đó chế biến tại chỗ là đam mê của ông. Klink cùng người vợ thứ hai, Judi Olmsted, cũng sở hữu hai tàu du lịch nhỏ trên sông Saint Croix.

Robert J Klink. Ảnh: BBC

Không lâu trước khi ông Klink qua đời vì ung thư ruột kết và ung thư gan, bà Olmsted đã tìm đến Trung tâm Bradshaw chia sẻ nguyện vọng muốn được hoả táng của chồng. Tuy nhiên, bà vô cùng ngạc nhiên khi các nhân viên Bradshaw đưa thêm một giải pháp khác: thay vì thiêu bằng lửa thông thường, tử thi sẽ được “thiêu” bằng nước.

Đây là “hình thức nhẹ nhàng, thân thiện với môi trường, phát triển trên hình thức hoả táng”, trong đó dung dịch kiềm cùng kali hydroxit được sử dụng để phân huỷ mô, cuối cùng chỉ để lại phần xương người chết.

Bình đựng di cốt Robert J Klint nằm bên tấm ảnh chân dung cùng lẵng hoa viếng. Ảnh: BBC

Trung tâm tang lễ Bradshaw là một trong số 14 nơi cung cấp dịch vụ thuỷ táng ở Mỹ với giá ngang hỏa táng, đang thu hút lượng khách hàng ngoài mong đợi. Các nhân viên tại đây cho biết có tới 80% khách hàng không muốn địa táng đều chọn thuỷ táng.

“Khách hàng chọn dịch vụ này vì nó thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc lựa chọn còn liên quan tới yếu tố cảm xúc. Nhiều người cho rằng nước sẽ nhẹ nhàng hơn lửa”, Anne Christ, giám đốc bộ phận dịch vụ của Bradshaw, lý giải.

Ban đầu tôi chưa hiểu, sau khi suy nghĩ, tôi nhận thấy đây có lẽ là cách tốt nhất.

bà Olmsted nói, nhắc tới tình yêu sông nước của chồng.

Cỗ máy thủy táng

Cỗ máy thuỷ táng giá 750.000 USD được lắp đặt cách đây 5 năm tại tầng hầm Trung tâm Bradshaw ở bang Minnesota, Mỹ.

“Đây là cơ sở thủy táng đầu tiên tại Minnesota và một trong những nơi đầu tiên ở Mỹ. Trung tâm thường xuyên đón các đoàn tham quan từ bệnh viện hay nhà thờ”, Jason Bradshaw, quản lý trung tâm, nói.

Phòng quan sát hình tròn, bên trong phát ra tiếng róc rách lạ tai từ thác nước nhân tạo nhỏ ở một góc tường, cách cỗ máy một lớp kính lắp từ trần nhà xuống sàn cùng vài lớp cửa trượt.

Cỗ máy có biệt danh “máy tiêu hoá mô” là khối thép hình chữ nhật, có nắp tròn tương tự nắp tàu ngầm mở vào khoang bên trong.

Cỗ máy thủy táng. Video: BBC

Cùng đồng nghiệp David Haroldsen, Bradshaw đeo găng phẫu thuật đẩy băng ca đặt xác vào phòng thủy táng. Nắp khoang bật mở, cả hai nâng băng ca ngang tầm khoang và đẩy trượt thi thể được phủ vải đen vào trong. 

Màn hình máy tính cạnh cỗ máy hiển thị bốn nút gồm mở khoá, kiểm tra, vận hành và khóa. Bradshaw đóng nắp khoang, nhấn nút khóa, kéo theo tiếng rít của không khí vang lên khắp phòng. Sau đó ông chọn chế độ vận hành, hai tiếng bíp vang lên trước khi nước bắt đầu nạp vào khoang chứa.

Bradshaw, chuyên gia lĩnh vực sinh học và hoá học, cho biết cỗ máy sẽ tính toán trọng lượng thi thể, sau đó xác định lượng nước và kali hydroxit cần thiết. Dung dịch kiềm có độ pH 14, được đun nóng tới 152 độ C nhưng không sôi trong điều kiện nén.

“Thuỷ phân kiềm là quy trình tự nhiên xảy ra với thi thể một người được chôn cất. Ở đây chúng tôi tạo ra các điều kiện để quá trình này diễn ra nhanh hơn nhiều lần”, Bradshaw giải thích.

Cỗ máy là khối thép hình chữ nhật, có nắp tròn trước khoang xử lý. Ảnh: BBC

Sau 90 phút phân rã mô, quy trình súc rửa được tiến hành với thời gian tương tự. Sau 3-4 giờ, trên cáng kim loại chỉ còn xương và các vật dụng nhân tạo được cấy vào thi thể người chết trước đó. Hông hay khớp gối kim loại cũng còn nguyên vẹn.

Dung dịch kiềm sau khi phân huỷ thi thể sẽ được đưa vào bồn chứa riêng, ngoài tầm nhìn người quan sát.

“Dung dịch có màu như trà hoặc bia, hầu như trong suốt. Nó có mùi gần giống xà phòng, không khó chịu nhưng rõ ràng là khác biệt”, Bradshaw giải thích.

Độ pH của dung dịch sẽ được kiểm tra và điều chỉnh nếu cần thiết, trước khi đưa vào hệ thống cống thải. Đây là hỗn hợp vô trùng gồm amino axit, peptide và không chứa ADN người.

Xương cốt được tán mịn thành bột trắng trong thiết bị Cremulator. Video: BBC

Phần xương cốt của người chết sau khi thủy phân được sấy khô trong khoang đặc biệt, sau đó tán thành bột trắng mịn bằng thiết bị có tên Cremulator.  

Đến nay, máy thuỷ táng tại Trung tâm Bradshaw đã xử lý hơn 1.100 thi thể và hoạt động hầu như mỗi ngày.

Bradshaw cho biết thỉnh thoảng thân nhân người đã khuất bày tỏ mong muốn chứng kiến hoặc tham gia vận hành cỗ máy cùng nhân viên trung tâm. 

“Có những những gia đình muốn giúp đưa thi thể vào trong máy hoặc nhấn nút vận hành. Họ cho biết đây là điều cuối cùng có thể làm được cho người thân”, Bradshaw nói. 

“Tôi đã từng ở đây cùng ba người con, họ đứng cạnh máy và cùng nhau nhấn nút vận hành. Nó làm tôi liên tưởng tới khoảnh khắc chia ly”.  

Ước tính mỗi ngày có khoảng 150.000 người khắp thế giới tử vong. Con số này dự kiến tăng trong bối cảnh dân số không ngừng bùng nổ.

Tại một số quốc gia, đất chôn dành cho người chết đang dần cạn kiệt. Thống kê cho thấy trong 20 năm tới, hơn một nửa nghĩa trang tại Anh không còn sức chứa.

Tại nhiều khu vực ở thủ đô London, giới chức đã ngừng cung cấp dịch vụ chôn cất. Các giải pháp được đưa ra gồm tái sử dụng huyệt mộ bằng cách đưa hài cốt sẵn có xuống sâu hơn và đặt quan tài mới lên trên.

Theo BBC, cả địa táng và hoả táng đều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.

Dự kiến trong 20 năm tới, hơn một nửa nghĩa trang tại Anh sẽ không còn sức chứa. Ảnh: BBC

Chôn cất là hoạt động khiến con người tiếp tục bào mòn tài nguyên của mẹ Trái Đất lần cuối trong đời, từ gỗ, kim loại cho quan tài, vải liệm tới khối đá khắc bia mộ. Các nhà hoạt động tại Mỹ cho hay mỗi năm nước này tiêu tốn khoảng 1,6 triệu tấn bê tông cùng 14.000 tấn thép để xây mộ.

Tương tự, lò thiêu cần tạo nhiệt lượng khổng lồ, tương đương lượng để sưởi ấm một ngôi nhà trong suốt một tuần mùa đông, để thiêu huỷ một xác chết. Lượng CO2 thải ra môi trường khi đó ước tính 320 kg. Nếu không có biện pháp thay thế, các chất độc hại khác sẽ rò rỉ ra môi trường, đặc biệt là thuỷ ngân từ các lỗ trám răng, loại hoá chất thường quay về Trái Đất qua nước mưa và tích luỹ trong chuỗi thức ăn trong nước.

Jason Bradshaw đứng cạnh một cỗ quan tài tại Trung tâm Bradshaw. Ảnh: BBC

So với hai phương pháp truyền thống này, thuỷ táng tiên tiến hơn xét trên góc độ môi trường, theo Elisabeth Keijzer, chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu Ứng dụng Hà Lan. Nghiên cứu của Keijzer đã đưa ra những dẫn chứng ấn tượng về công nghệ “xanh” của phương pháp thuỷ táng.

Trong hai báo cáo công bố năm 2011 và 2014, bà Keijzer chia địa táng, hoả táng, thuỷ táng thành hàng chục bước nhỏ để đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn như lỗ thủng tầng ozone, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu.

Ở 17 trong tổng số hạng mục được so sánh, thuỷ táng đem lại hiệu quả tốt nhất, trong khi hoả táng dẫn đầu mức nguy hiểm. Tuy nhiên, xét ảnh hưởng môi trường tổng thể, địa táng là hình thức nguy hại nhất.

Kết quả nghiên cứu cũng tiết lộ, thuỷ táng giúp giảm lượng khí CO2 xuống 7 lần so với hoả táng. Chi phí bù đắp thiệt hại môi trường của hình thức này cũng thấp nhất với 2,88 USD/thi thể. Đối với hoả táng và địa táng, con số lần lượt là 71 USD và 54 USD.

Lựa chọn cuối cùng

Ý tưởng về máy thuỷ táng bắt nguồn từ đại dịch lở mồm long móng ở Anh năm 2001. Chứng kiến cảnh gia súc bị thiêu huỷ trên các cánh đồng tiềm ẩn nguy cơ dịch lan rộng hơn, nhà hoá sinh học Sandy Sullivan đã dành 5 năm vận động hành lang để Liên minh châu Âu (EU) cho phép thực hiện quy trình vô trùng xác vật nuôi nhiễm bệnh trong máy tiêu huỷ bằng thuỷ phân kiềm do công ty WR2 sản xuất. 

Hai năm sau, phương pháp này được ứng dụng trong mai táng con người, khi Dean Fisher, giám đốc giải phẫu tại Trung tâm y tế Mayo, bang Minnesota, Mỹ, nảy ra ý tưởng dùng thuỷ phân kiềm để xử lý tử thi tại bệnh viện.

Thuỷ táng bắt nguồn từ ý tưởng thiêu huỷ xác động vật dịch trong môi trường vô trùng. Ảnh: BBC

Dù ấn tượng với quy trình này, Fisher cảm thấy việc đưa thi thể từ trên nắp khoang theo chiều thẳng đứng như cỗ máy tiêu hủy gia súc là không phù hợp. Cỗ máy sau đó được điều chỉnh theo hướng nằm ngang, được lắp khay để chứa phần xương và các bộ phận nhân tạo khác sau quy trình thủy phân.

Phiên bản đầu tiên này tiếp tục được điều chỉnh để hoàn thiện thành mẫu đặt tại Trung tâm Bradshaw ngày nay. Nhận ra tính thương mại của cỗ máy này, Sullivan cùng một cựu giám đốc điều hành WR2 là Joe Wilson thành lập công ty Resomation Ltd và Bio-Response Solutions, dẫn đầu trong lĩnh vực chế tạo máy thuỷ táng.

Thách thức

Nhà hoá sinh học Sullivan bên cỗ máy thuỷ táng của mình. Ảnh: Alamy

Cả hai công ty đều đối mặt nhiều thách thức khi giới thiệu quy trình mai táng mới mẻ tới công chúng.

“Đây là một thị trường bảo thủ. Khi đưa ra ý tưởng mới, bạn không dễ dàng được chấp nhận”, Sullivan nói, so sánh khó khăn này tương tự những người tiên phong hoả táng cuối thế kỷ 19 vấp phải.

Trái với sự chậm chạp trong quy trình luật hóa tại Anh, khu vực Bắc Mỹ dễ dàng chấp nhận hình thức thuỷ táng hơn. Nghi thức an táng này đã được phê chuẩn tại ba tỉnh của Canada, 14 bang tại Mỹ, 5 bang khác đang thúc đẩy tiến trình luật hóa.

Dù vậy, thuỷ táng vẫn tiếp tục đối mặt với phản ứng từ cộng đồng tôn giáo.

Tiêu huỷ thi thể trong hoá chất sau đó coi dung dịch này như chất thải không phải là cách thể hiện sự tôn trọng một người đã khuất

trích thư Hội đồng Giám mục gửi các nhà lập pháp bang Ohio, Mỹ, năm 2012.

Tương tự, Hội đồng Giám mục bang California cũng cho rằng, cơ thể con người “với linh hồn vĩnh cửu, xứng đáng được tôn trọng”.

Theo BBC, trên thực tế cách thức xử lý với dung dịch sau thuỷ táng là vấn đề khiến nhiều người lo ngại.

“Có ý kiến cho rằng chúng ta đang đối xử với người thân như một loại rác thải. Điều này dường như rất bất kính và không phù hợp”, Philip Olson, nhà khoa học đại học Virginia Tech, nói.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng các phương thức an táng truyền thống như địa táng, hoả táng hay ướp xác thực ra cũng tạo ra các loại “rác”. 

“Nếu quan sát quy trình ướp xác, bạn sẽ thấy máu và nội tạng được rút ra khỏi cơ thể cũng chính là rác thải. Nhưng khác với thuỷ phân, chúng lại chứa ADN người”, ông nói.

Thuỷ táng bị cộng đồng tôn giáo phản đối do cách xử lý với dung dịch sau quy trình phân huỷ mô như “rác thải”. Ảnh: BBC

Trong cộng đồng tôn giáo, nữ tu sĩ Renee Mirkes cũng đưa ra quan điểm tương tự. 

“Sự phản đối với thuỷ táng chủ yếu nhắm vào phần dung dịch còn lại được đưa ra hệ thống nước thải. Song điều tương tự cũng xuất hiện qua rò rỉ vào đất sau địa táng hoặc hoả táng do mưa”, bà Mirker viết trong Tập san Đạo đức sinh học quốc gia Mỹ năm 2008. 

Bà Mirkes cũng nhấn mạnh hoả táng ban đầu cũng bị các nhà thờ phản đối cho tới năm 1963, khi Giáo hoàng Paul VI khẳng định những người theo đạo có thể tự do chọn lựa hình thức mai táng phù hợp với mình.

Nói về thuỷ táng, Barbara Kemmis, giám đốc điều hành Hiệp hội Hoả táng Bắc Mỹ (CAN), nhớ mãi cuộc thảo luận về chủ đề này với hai đại biểu khác tại một hội thảo được tổ chức gần đây ở Nashville.

“Một người tỏ vẻ ghê tởm và thậm chí không muốn nhắc đến trong khi người còn lại so sánh nghi thức mai táng này tương tự một liệu trình spa”, bà Kemmis kể.

Bản thân tôi chưa từng biết tới phương pháp này trước đây, nhưng tôi không thấy có vấn đề gì. Suy cho cùng, tất cả chỉ là sự chọn lựa.

bà Kemmis nhận xét.

Thu Hiền 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Quả bóng nào bay xa nhất?

Thứ tư, 31/5/2017 | 06:00 GMT+7

|

Thứ tư, 31/5/2017 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi cùng một lực ném, quả bóng đá, bóng rổ hay bóng chuyền bay xa nhất? (Tuấn Minh)

qua-bong-nao-bay-xa-nhat

Hình minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Mỹ phát hành tem biến hình đón nhật thực toàn phần

Thứ tư, 31/5/2017 | 07:00 GMT+7

|

Thứ tư, 31/5/2017 | 07:00 GMT+7

Cơ quan Bưu chính Mỹ sẽ phát hành loại tem có khả năng "biến hình" khi tiếp xúc với nhiệt độ cơ thể người. 

Hình ảnh lá tem có khả năng biến hình chỉ với một cái chạm tay. Ảnh: USPS

Hình ảnh trên tem có khả năng biến đổi chỉ với một cái chạm tay. Ảnh: USPS

Cơ quan Bưu chính Mỹ (USPS) sẽ lần đầu tiên phát hành một loại tem sử dụng mực đặc biệt để đánh dấu sự kiện nhật thực toàn phần sắp diễn ra vào ngày 21/8, theo 11 Alive. Hiện tượng này có thể được quan sát thấy trên nhiều phần lãnh thổ ở Mỹ.

Theo thiết kế của ông Antonio Alcalá ở Alexandria, bang Virginia, hình ảnh nhật thực toàn phần trên tem sẽ biến thành Mặt Trăng khi tiếp xúc với nhiệt độ cơ thể con người, xuất hiện trở lại khi nguồn nhiệt mất đi. Hình ảnh nhật thực toàn phần này do nhà vật lý học thiên thể Fred Espenak ở Portal, Arizona ghi lại tại Jalu, Libya năm 2006.

Theo USPS, tem "biến hình" cần được bảo quản nơi không có ánh sáng trực tiếp vì sử dụng loại mực nhạy cảm với tia UV. Một loại phong thư đặc biệt để bảo vệ tem sẽ được bán từ ngày 20/6 tại sự kiện chào mừng ngày hạ chí ở Bảo tàng Nghệ thuật của Đại học Wyoming, thành phố Laramie.

Vũ Phong

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

(Khoa học kì thú)Lý giải hiện tượng em bé vừa sinh ra đã bước đi

Một đoạn video ngắn quay cảnh em bé sơ sinh dường như chập chững bước đi ngay khi vừa lọt lòng mẹ nhanh chóng gây sốt sau khi đăng tải trên Facebook hôm 26/5, theo International Business Times. Cảnh quay thu hút hơn 85 triệu lượt xem và hơn 1,8 triệu lượt chia sẻ.

Chi tiết về cha mẹ của em bé cũng như nơi em chào đời không được tiết lộ. Đoạn video do Arlete Arantes ở Brazil chia sẻ trên trang cá nhân.

Trong video, em bé dường như nhấc từng bước chân giống như đang đi bộ trong khi được một y tá giữ. Nữ y tá cho biết cô đang cố gắng đưa em bé đi tắm.

Đoạn video thu hút sự chú ý của nhiều người xem. Một số người cho rằng đây là một phép màu. Tuy nhiên, những người khác phủ nhận quan điểm này và nhấn mạnh cử động của em bé là "phản xạ bước đi" mà mọi trẻ sơ sinh đều có từ khi sinh ra.

 Phản xạ bước đi ở một bé sơ sinh khác

Theo Trung tâm y tế Đại học Rochester, một trong những phản xạ ở trẻ sơ sinh bình thường là bước đi hoặc nhảy múa. Theo trang web của trung tâm, em bé trông như đang bước từng bước nhỏ hoặc nhảy khi được đỡ đứng thẳng với bàn chân chạm lên bề mặt cứng. Phản xạ này sẽ kéo dài khoảng hai tháng sau khi em bé chào đời.

Phản xạ bước đi giúp trẻ tồn tại và phát triển, nhưng không dự báo sớm thời điểm biết đi thực sự của trẻ. Chúng ta nên coi đây là dấu hiệu phát triển tự nhiên bên cạnh một số phản xạ khác ở trẻ sơ sinh như phản xạ bàn chân (babinski), phản xạ nắm chặt bàn tay (palmar) hay phản ứng phòng vệ khi bị xoay vùng cổ (tonic neck). Theo Cơ quan y tế quốc gia, trẻ em thường bắt đầu tập đi trong độ tuổi 10 - 18 tháng.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)NASA thừa nhận tàu vũ trụ bị UFO đâm trúng

Hành trình tiếp cận Mặt Trăng của tàu Lunar Reconnaissance Orbiter

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thừa nhận một trong những tàu vũ trụ trực thuộc bị một vật thể chưa xác định (UFO) bay nhanh như viên đạn đâm trúng. Tháng 10/2014, tàu Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) đâm vào một vật thể nhỏ nhưng may mắn vẫn có thể hoạt động tới tận bây giờ, theo Sun.

Vụ va chạm gây ra sự cố kỳ lạ ở máy ảnh của LRO, khiến thiết bị tạo ra những hình ảnh có họa tiết răng cưa lởm chởm. Những thợ săn UFO dành nhiều giờ theo dõi chăm chú cảnh quay bề mặt Mặt Trăng từ tàu vũ trụ và khẳng định đã ghi lại bằng chứng về căn cứ của người ngoài hành tinh trên Mặt Trăng.

Tuy nhiên, NASA cho rằng thủ phạm gây ra vụ va chạm là một thiên thạch nhỏ hình thành tự nhiên. Mark Robinson, giáo sư ở Trường Trái Đất và Khám phá vũ trụ thuộc Đại học Arizona, Mỹ, nêu giả thuyết một thiên thạch cực nhỏ va trúng tàu vũ trụ, đập vào máy ảnh khiến thiết bị sản sinh ra hình ảnh lộn xộn gây hoang mang về bề mặt Mặt Trăng

"Thiên thạch này di chuyển nhanh hơn nhiều so với đạn bay. Trong trường hợp này, LROC không né được viên đạn, mà nó tồn tại sau khi va chạm với viên đạn", Robinson nói.

NASA cũng tiết lộ lý do chậm trễ trong việc công bố chi tiết về vụ va chạm.  

"Do vụ va chạm không gây ra vấn đề kỹ thuật nào đối với tình trạng vận hành và sự an toàn của thiết bị, tới nay nhóm nghiên cứu mới công bố sự kiện này như một ví dụ thú vị về cách dữ liệu kỹ thuật có thể được sử dụng theo hướng nằm ngoài dự đoán trước đây, để hiểu rõ điều gì đang xảy ra với con tàu vũ trụ ở cách Trái Đất gần 380.000 km", John Keller, nhà khoa học ở dự án LRO tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA, lý giải.

Tuy nhiên, lời giải thích này chắc chắn không làm hài lòng những thợ săn UFO luôn tin rằng có căn cứ bí mật của người ngoài hành tinh ẩn trên Mặt Trăng.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Nguyên nhân khiến phụ nữ Trung Quốc nhịn đau bó chân

Thứ ba, 30/5/2017 | 17:00 GMT+7

|

\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); });

Thứ ba, 30/5/2017 | 17:00 GMT+7

|

Bó chân, một trong những phong tục kỳ lạ ở Trung Quốc, khiến các nhà khoa học bối rối suốt thời gian dài về nguyên nhân thực sự thúc đẩy tập quán hình thành và tồn tại suốt nhiều thế kỷ.

Cuốn sách "Bound feet, Young hands" của nhà xuất bản Đại học Stanford đề xuất bó chân là phương pháp nhằm hạn chế các thiếu nữ trong nhà suốt nhiều tiếng để sản xuất những loại hàng hóa như vải vóc, giày dép và thảm.

Quan điểm truyền thống cho rằng đôi chân gót sen nhỏ nhắn thu hút đàn ông và tiêu chuẩn cho cái đẹp.

"Bạn cần liên hệ giữa bàn tay và đôi chân. Phụ nữ bó chân làm những công việc thủ công giá trị ở nhà. Hình ảnh của họ được mô tả gợi cảm chỉ là một cách bóp méo lịch sử", CNN dẫn lời Laurel Bossen, đồng tác giả cuốn sách.

Phương Hoa (Đồ họa: Next)

Xem thêm:
\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); }); Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Kỹ thuật tạo thành bề mặt cảm ứng trên đồ đạc

Các nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon ở thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ vừa giới thiệu kỹ thuật Electrick có khả năng tạo ra bề mặt cảm ứng trên nội thất, nhạc cụ chỉ bằng cách phun sơn, theo Livescience.

Điều kiện để tạo ra các bề mặt cảm ứng là các vật thể phải được làm từ chất liệu dẫn điện hoặc được phủ một lớp dẫn điệnKỹ thuật Electrick sử dụng các điện cực gắn vào vật thể để xác định nơi xảy ra điểm chạm. Dù không chính xác như công nghệ cảm ứng của điện thoại thông minh, các bề mặt cảm ứng tự chế vẫn cho phép các nhà nghiên cứu thực hiện các lệnh cơ bản.

"Công nghệ này rất giống với cách các màn hình cảm ứng hoạt động", Yang Zhang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Tương tác Máy tính - Con người của Đại học Carnegie Mellon, giải thích. "Một phần dòng điện sẽ được truyền xuống đất khi ngón tay người chạm vào một trường điện. Bằng cách tìm điểm diễn ra sự truyền dẫn, chúng tôi có thể tìm ra nơi người dùng chạm vào bề mặt".

"Mục tiêu của công nghệ này là có thể biến mọi thứ thành cảm biến chạm", Zhang nói. "Công nghệ chạm đã và đang rất thành công. Đây là một cách đơn giản để tương tác với tài nguyên máy tính". Zhang cho biết các bề mặt sử dụng kỹ thuật Electrick rất bền và có thể được bảo vệ bằng một lớp phủ.

Màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh làm từ các chất liệu đắt tiền, sử dụng những kỹ thuật phức tạp và tốn kém. Theo các nhà nghiên cứu, giải pháp ít tốn kém Electrick có thể được sử dụng cho các mục đích giáo dục, giải trí hay thương mại khác.

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Nga phát triển phương pháp tạo khí quyển trên sao Hỏa

nga-phat-trien-phuong-phap-tao-khi-quyen-tren-sao-hoa

Sao Hỏa có thể được chinh phục trong 20-30 năm tới. Ảnh: Pixabay.

Tiến sĩ Aleksandr Popov, nhà khoa học thuộc Học viện khoa học quốc tế Nga (IAS), đăng ký 8 bằng sáng chế liên quan tới thám hiểm sao Hỏa. Trong đó có một số biện pháp nhằm xây dựng khí quyển hỗ trợ sự sống cho con người trên hành tinh này, theo Sputnik.

Popov đề xuất tận dụng vùng cực sao Hỏa, nơi có lớp băng khô (CO2) và băng đá rất dày. Cứ mỗi hai năm, phần băng CO2 sẽ tan chảy và chuyển thành dạng khí, trong khi băng đá vẫn ở dạng rắn trên bề mặt. Theo giải pháp của Popov, thiết bị  tập trung năng lượng Mặt Trời có thể làm tan chảy phần băng đá này, biến chúng thành hơi nước, tạo thành sương mù và mây trên sao Hỏa. Quá trình kéo dài sẽ dần tạo thành lớp khí quyển dày gồm hơi nước và khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ bề mặt hành tinh này.

Nhà khoa học Nga cũng giới thiệu biện pháp tạo lá chắn ozone cho khí quyển sao Hỏa. Đó là sử dụng những sợi sắt dày thấm acid nitric. Khi xảy ra bão bụi, các hạt bụi trong không khí sẽ gây tích điện thông qua ma sát. Việc phóng điện trong khí quyển sẽ kích hoạt phản ứng phân hủy carbon dioxide thành carbon monoxide (CO) và khí oxy (O2). Khí oxy tự do có thể phản ứng với nhau nhờ sự phóng điện để tạo thành ozone.

Giới nghiên cứu tin rằng việc chinh phục sao Hỏa có thể diễn ra trong vòng 20-30 năm tới. Tiến sĩ Popov cho biết đang cải thiện hiệu quả trong các phát kiến của mình, giúp chúng có mức giá rẻ và mang tính khả thi cao hơn.

Tử Quỳnh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)NASA chuẩn bị tiến hành sứ mệnh 'chạm vào Mặt Trời'

nasa-chun-bi-tien-hanh-su-menh-cham-vao-mat-troi

Tàu thăm dò sẽ phải chịu nhiệt độ tới 1.400 độ C. Ảnh: JPL.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chuẩn bị công bố nhiệm vụ đầu tiên nhằm "chạm vào Mặt Trời" vào ngày 31/5. NASA muốn đưa một tàu thăm dò tiếp cận Mặt Trời ở khoảng cách gần nhất lịch sử, nơi nó phải đối mặt với nhiệt độ và mức phóng xạ khủng khiếp, theo Independent.

Phi thuyền này sẽ khởi hành vào mùa hè năm 2018, có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về cơ cấu đốt nóng tầng nhật hoa (corana), phần ngoài cùng của khí quyển Mặt Trời. Các nhà khoa học chưa thể giải thích nguyên nhân khiến tầng nhật hoa có nhiệt độ trên 500.000 độ C, gấp hàng trăm lần bề mặt của Mặt Trời. Đây cũng là nơi xuất phát của gió Mặt Trời, những luồng hạt điện tích có khả năng ảnh hướng tới sự sống trên Trái Đất.

"Tàu thăm dò sẽ nằm trong quỹ đạo cách bề mặt Mặt Trời khoảng 6,5 triệu km, đối mặt với nhiệt độ và phóng xạ chưa từng có. Nhiệm vụ của nó có thể giúp trả lời những câu hỏi lâu nay về nguyên lý hoạt động của các ngôi sao", NASA cho biết.

Tầng nhật hoa (viền trắng) chỉ được thấy khi có nhật thực toàn phần

Dữ liệu thu được từ sứ mệnh này có thể cải thiện khả năng dự báo các sự kiện thời tiết trong vũ trụ gây ảnh hưởng tới sự sống Trái Đất, cũng như các phi hành gia và vệ tinh trên không gian. Dự kiến phi thuyền sẽ được trang bị lá chắn carbon phức hợp dày 11,5 cm, giúp nó chịu nhiệt độ tới 1.400 độ C trên hành trình.

Tử Quỳnh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Vì sao luộc trứng bằng lò vi sóng có thể phát nổ?

Lò vi sóng trở thành vật dụng phổ biến với hầu hết gia đình ngày nay do tính tiện lợi và hữu dụng như rã đông, hâm nóng, đun nấu thức ăn rất nhanh. Nó sử dụng loại sóng điện từ là sóng ngắn hay sóng viba có bước sóng khoảng 12,24 cm, hoặc với tần số khoảng 2.45 GHz. Với loại sóng này, thực phẩm có thể hấp thụ được, năng lượng của sóng không đủ phá hủy các phân tử bên trong thực phẩm để tạo ra những chất có hại cho sức khỏe. Nước, đường và các chất béo dễ dàng hấp thụ sóng viba này.

Khi các sóng viba xuyên vào sâu bên trong thực phẩm sẽ truyền năng lượng cho nước. Dưới tác động của điện từ trường, các nguyên tử oxy và hydro cấu tạo nên phân tử nước thay đổi cực khoảng 2,45 tỷ lần trong một giây. Điều này khiến cho các phần tử nước quay đi quay lại, va chạm và cọ sát để sinh ra nhiệt làm nóng thực phẩm. Lượng nhiệt sinh ra có thể làm chín thức ăn trong thời gian ngắn. Thực phẩm chứa càng nhiều nước thì thức ăn càng nhanh được làm chín.

Các chất rắn hoặc hỗn hợp chứa ít nước như thủy tinh, nhựa, gốm sứ thì lại hấp thụ rất ít sóng viba nên chúng ít bị làm nóng. Đó là lý do chúng ta sử dụng những chất liệu này làm đồ đựng để nấu nướng trong lò vi sóng.

Từ nguyên lý trên, quay trở lại với trường hợp quả trứng. Khi cho trứng sống vào lò vi sóng, lòng trắng và lòng đỏ chứa nhiều nước bị làm nóng nhanh và giãn nở mạnh; trong khi kích thước của vỏ trứng không thay đổi là bao. Nhiệt sinh ra nhanh chóng trong quả trứng sẽ tạo nên một áp suất từ trong hướng ra ngoài vỏ, khiến những lớp bao ngoài không kịp giãn nở theo nên sẽ gây nổ. Chúng ta có thể nghe thấy tiếng nổ lốp bốp, thậm chí áp lực lớn còn gây nổ, mất an toàn.

Nếu muốn luộc trứng bằng lò vi sóng thì có thể dùng tô thủy tinh, sứ chuyên dụng đổ nước pha thêm chút muối và thả trứng sao cho ngập nước. Hỗn hợp nước và muối được sóng vi ba làm nóng sẽ sinh nhiệt giúp trứng nóng đều không gây nổ.

Với trường hợp trứng đã chín cũng có thể bị nổ khi cho vào lò vi sóng, bởi trong lòng đỏ và trắng vẫn chứa nhiều nước.

Nguyễn Đức Phường (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Rắn đen oằn mình nôn ra đồng loại còn sống bên lề đường

Christopher Reynolds và vợ Nina vô cùng hoảng sợ do trông thấy bữa tối của rắn đen vẫn còn ngọ nguậy khi bị nôn ra từ miệng con vật, National Geographic hôm qua đưa tin. "Tôi không thể tin được con rắn nhỏ này vẫn còn sống", Reynolds reo lên.

Trong video quay ở bên lề con đường tại Newton, Texas, Mỹ, con rắn đen xuất hiện với mẩu đuôi nhọn giống một chú sâu thò ra từ miệng nó. Trong lúc Reynolds tiếp tục quay phim, con rắn bắt đầu khạc bữa ăn ra nhằm trốn thoát hai vợ chồng. Họ nhanh chóng nhận ra con mồi của rắn đen lớn hơn nhiều so với hình dung ban đầu.

Khi thoát ra từ bụng kẻ thù, con rắn bị nuốt chửng có vẻ không chịu thương tích nào. Ngay khi nôn ra bữa ăn cỡ đại, rắn đen nhanh chóng trốn vào lùm cây bụi ở gần đó.

Loài rắn có thể nôn ra thức ăn vì nhiều lý do. Phương pháp này thường được chúng sử dụng khi ăn quá khổ hoặc cảm thấy mối đe dọa trong lúc đang chờ tiêu hóa bữa ăn. Rắn nổi tiếng với khả năng tiêu hóa con mồi lớn, nhờ đó có thể tồn tại nhiều tháng mà không cần ăn thêm.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Giải cứu cá sấu khổng lồ mắc kẹt dưới miệng cống hẹp

Các nhân viên cứu hỏa mất 10 tiếng để giải phóng con cá sấu khỏi cống sâu, sau khi nó mắc kẹt ở một con đập tại Kapar, Malaysia tối hôm 27/5, theo Mirror. Tuy nhiên, sau những nỗ lực giải cứu, con vật chết chỉ sau một thời gian ngắn.

Nhân viên cơ quan cứu hỏa được gọi tới thành phố Kapar ở quận Klang thuộc bang phía tây Selangor, Malaysia, sau khi nhân viên ở đập thủy điện địa phương phát hiện con cá sấu mắc kẹt lúc 11h45 phút đêm.

Trưởng đội cứu hỏa Zaidi Ahtan và 14 thành viên gấp rút tới khu vực do Energy Ventures vận hành và tìm thấy con cá sấu bị kẹt dưới cửa cống bê tông hẹp, khiến quá trình giải cứu diễn ra chậm chạp.

Nước ở cống sâu ước tính khoảng 9 mét, và các nhân viên cứu hỏa phải cứu con vật nặng một tấn trong khi vẫn phải cẩn thận để bản thân không bị con thú ăn thịt tấn công. "Chúng tôi sử dụng khóa xích và thiết bị đặc biệt để đưa con cá sấu ra khỏi khu vực lúc 10 giờ sáng hôm sau", Ahtan cho biết.

Thời gian con cá sấu mặc kẹt dưới cửa cống của đập chưa được xác định rõ. Nó được giao cho các nhà chức trách ở Cơ quan Công viên quốc gia và Đời sống hoang dã nhưng chết chỉ sau đó khoảng một tiếng.

Các nhà chức trách tin chắc tình trạng căng thẳng kéo dài và những vết thương gây ra trong lúc trèo ra ngoài dẫn tới cái chết của con vật. Tuy nhiên, họ cần phân tích kỹ hơn để xác nhận nguyên nhân tử vong thực sự.

Xác con cá sấu đang trên đường tới Paya Indah Wetlands, một khu bảo tồn động vật và du lịch sinh thái ở bang. Tại đó, điều tra viên sẽ tiến hành mổ tử thi để xác định nguyên nhân, thời điểm chết cũng như phân loài, giới tính và độ tuổi của con cá sấu.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Nguyên nhân con người chưa tìm thấy dấu hiệu người ngoài hành tinh

Thứ ba, 30/5/2017 | 10:30 GMT+7

|

\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); });

Thứ ba, 30/5/2017 | 10:30 GMT+7

|

Dù thực hiện nhiều chương trình và dự án nghiên cứu nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy dấu hiệu rõ ràng chỉ ra sự tồn tại của người ngoài hành tinh.


 

Lê Hùng (Đồ họa: Chris Anderson)

Xem thêm:
\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); }); Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Lý do vạn vật không thể hồi sinh sau khi chết

Thứ ba, 30/5/2017 | 10:00 GMT+7

|

\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); });

Thứ ba, 30/5/2017 | 10:00 GMT+7

|

Khi con người cũng như các động vật khác chết đi, các tế bào sẽ dừng hoạt động, cơ thể dần tự phân hủy và không thể hồi sinh trở lại.


 

Lê Hùng (Đồ họa: Randall Hayes)

Xem thêm:
\ \ \ \ \
'; $('.share_email_article').click(function() { Sexy.notice(html_login_5); news_detail.loadCaptcha(); }); Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Bọt chất thải độc hại phủ trắng xóa đường phố Ấn Độ

Hiện tượng có tên "tuyết hóa học" xảy ra sau khi những cơn mưa rào khuấy đảo mặt hồ Varthur chứa đầy rác thải, tạo thành một lớp bọt. Sau đó, gió mạnh lùa bọt độc qua hàng rào dây thép gai tràn xuống giao lộ Varthur Kodi, một khu vực đông người qua lại, vào cuối tuần, theo RT.

Những người dân địa phương cho biết bọt chất thải làm gián đoạn giao thông trong khu vực, nhiều ụ bọt bay cả lên mũ bảo hiểm của người đi xe máy và chạm vào da lái xe.

Đáp lại chỉ trích về phản ứng của chính quyền thành phố trước sự việc, Siddaramaiah, người đứng đầu quận Karnataka cho biết các nhà chức trách đang xử lý vấn đề. "Không có gì nghiêm trọng. Năm nay, lượng mưa lớn chưa từng thấy. Chúng tôi sẽ giải quyết sự cố. Hiện tượng này năm nào cũng xảy ra", Siddaramaiah nói.

Ô nhiễm ở Bangalore trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong những năm gần đây. Nước thải chưa qua xử lý đổ xuống hồ nước từ các hộ gia đình và cơ sở sản xuất hai bên bờ. Việc xả rác trái phép cũng tràn lan với nhiều báo cáo người dân đổ rác thải đang cháy dở xuống nước.

Đầu tháng này, một số điểm ở hồ Bellandur gần đó bốc cháy sau khi những người chăn nuôi gia súc địa phương đốt một trảng đất làm cháy lan sang lớp thực vật cũng như chất thải công nghiệp và dân sinh trên mặt nước. Hồ nước rộng 364 hecta cũng bắt lửa hồi tháng 2, cháy liên tục trong 12 giờ, tạo thành một mảng đen kịt ở giữa hồ, theo lời kể của các nhân chứng.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Những kỷ lục lớn nhất trong thế giới loài vật

Thứ ba, 30/5/2017 | 09:00 GMT+7

|

Thứ ba, 30/5/2017 | 09:00 GMT+7

Nhiều kỷ lục gia trong thế giới loài vật gây bất ngờ với kích thước khổng lồ khiến con người kinh ngạc.

Loài chim lớn nhất
Với sải cánh lên tới 3,5 mét, hải âu (Diomedea exulans) là loài chim lớn nhất tồn tại trên Trái Đất hiện nay, theo Live Science.
Đà điều với cân nặng trung bình 111 kg là loài chim nặng nhất. Loài nặng nhất đã tuyệt chủng có thể là chim voi (Aepyornis maximus) hoặc chim Moa (Dinornis robustus).
"Gới khoa học chưa thống nhất, nhưng nếu phải lựa chọn, tôi cho rằng chim voi là loài chim nặng nhất với cân nặng có thể lên đến hơn 500 kg", Ksepka cho hay. "Đương nhiên, chúng không thể bay được".

Loài bướm lớn nhất
Bướm nữ hoàng Alexandra (Ornithoptera alexandrae) có sải cánh xấp xỉ 0,3 mét rộng như chim, nắm giữ kỷ lục loài bướm lớn nhất thế giới.
Bướm nữ hoàng Alexandra rất hiếm. Chúng sống trong những khu rừng nhiệt đới ở Papua New Guinea. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp chúng vào danh sách loài nguy cấp.
Những con bướm cái thường có màu nâu, cánh dài 28 - 31 cm, trong khi con đực có màu vàng, xanh, đen và chiều dài sải cánh nhỏ hơn, từ 17 đến 19 cm.

Loài cá lớn nhất
Cá mập voi (Rhincodon typus) là loài cá lớn nhất với chiều dài lên tới 12 m và trọng lượng khoảng18,7 tấn tương đương hai chiếc xe buýt.
Loài cá này lọc thức ăn trong nước và sống ở vùng nước nhiệt đới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cá mập voi thường vô tình mắc lưới đánh cá của ngư dân hoặc va phải tàu biển. IUCN phân loại cá mập voi ở mức nguy cấp.

Thú có túi lớn nhất
Kangaroo đỏ (Macropus rufus) là thú có túi lớn nhất trên Trái Đất với chiều cao 1,6 mét, cân nặng khoảng 90 kg và chiều dài đuôi lên đến 1,1 mét, theo National Geographic.

Loài trăn lớn nhất
Trong số 41 loài, trăn lưới được công nhận là loài trăn dài nhất  họ nhà rắn.
Con trăn lưới dài nhất từng được biết đến có chiều dài khoảng 8 m, dài hơn 5 chiếc đàn piano xếp lại. Nó được phát hiện tại một công trường xây dựng ở Malaysia vào tháng 4/2016 và chết ngay sau khi bị bắt.

Loài thằn lằn lớn nhất
Rồng komodo (Varanus komodoensis) hung dữ là loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại.
Một con rồng Komodo đực cao khoảng 3 mét, nặng 90 kg, trong khi con cái nhỏ hơn, chỉ cao 1,8 mét.
Rồng Komodo là loài săn mồi có tốc độ nhanh, tầm nhìn tốt và khứu giác tuyệt vời, cho phép chúng săn những con mồi lớn như trâu, hươu, lợn và cả con người.

Loài ếch lớn nhất
Ếch Conrauna là loài lưỡng cư lớn nhất hành tinh. Chúng có thể phát triển tới độ dài 32 cm, nặng khoảng 3,3 kg, to ngang mèo nhà, theo Vườn thú San Diego.
Ếch Conrauna là nhà vô địch nhảy xa, có khả năng thực hiện những cú nhảy lên đến 3 mét. Khác với ếch thông thường, ếch Conrauna không kêu.

Chó lớn nhất
Sách kỷ lục thế giới Guiness ghi nhận Zeus, chú chó thuộc dòng Great Dane với kích cỡ to như con lừa, là con chó lớn nhất thế giới.
Khi đứng thẳng bằng hai chân sau, Zeus sở hữu chiều cao ấn tượng 2,2 mét, cao hơn hầu hết cầu thủ bóng rổ.
Đáng tiếc là tuổi đời của chú chó nặng 70 kg khá ngắn ngủi. Zeus chết năm 2014 khi mới 5 tuổi.

Loài sứa lớn nhất
Sứa bờm sư tử (Cyanea capillata) có thể khá nhỏ với đường kính chỉ khoảng 1,3 cm. Một vài con có thể lớn tới mức đáng kinh ngạc với đường kính 2 mét. Các xúc tu của chúng thậm chí còn dài hơn, một số dài đến 15 m, biến sứa bờm sư tử thành loại sứa lớn nhất hành tinh.
Những con sứa này có thể cắn người. Khoảng 50 - 100 người bị sứa bờm sư tử cắn khi bơi ngoài khơi New Hamshire, Mỹ năm 2010.

Loài dơi lớn nhất
Dơi quả mũ vàng (Acerodon jubatus) là loài dơi lớn nhất với sải cánh lên dài 1,7 mét. Tuy vậy, chúng khá nhẹ,chỉ nặng 1,2 kg.
Dơi quả có nguồn gốc từ Philippines. Chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do sự biến mất của môi trường sinh thái cũng như nạn săn bắn, theo IUCN.

Minh Thu (Ảnh: iStock)

Xem thêm:
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Nữ nhân viên vườn thú Anh bị hổ vồ chết trong chuồng

Cảnh sát cho biết nữ nhân viên xấu số Rosa King, 33 tuổi, bị vồ chết sau khi con hổ bước vào chuồng nơi cô đang làm việc. Các nhân chứng nghe thấy những tiếng la hét. Những người chăm sóc thú cố gắng ném thịt để phân tán sự chú ý của bầy hổ trong khi khách tham quan được sơ tán khỏi vườn thú Hamerton Park ở Cambridgeshire, theo Sun.

Theo thông báo do vườn thú đưa ra tối hôm qua, tập thể nhân viên rất đau buồn bởi một trong những đồng nghiệp của họ bị giết chết trong tai nạn kỳ lạ. Thông báo không cung cấp nhiều chi tiết, nhưng nhấn mạnh không có con thú nào trốn thoát và công chúng không gặp nguy hiểm.

nu-nhan-vien-vuon-thu-anh-bi-ho-vo-chet-trong-chuong

Nữ nhân viên xấu số Rosa King bên chuồng hổ. Ảnh: SWNS.

Pete Davis, người ghé thăm vườn thú cùng với gia đình, cho biết ông trông thấy một nữ nhân viên trẻ chạy vào chuồng hổ để giúp một đồng nghiệp đang la hét. Gần như ngay sau khi nhân viên nữ đi vào, Davis nghe thấy những tiếng hét. "Không nghi ngờ gì đó là tiếng hét của một cô gái. Điều gì đó tồi tệ đã xảy ra. Có vẻ như con hổ chồm lên người cô ấy", Davis kể lại.

Một nhân viên khác chạy ra ngoài yêu cầu khách tham quan chạy đi ngay. "Tình cảnh hoàn toàn hỗn loạn. Các nhân viên chạy vội tới đổ những xô thịt vào để giữ bầy hổ dưới tầm kiểm soát. Họ thúc giục chúng tôi chạy tới tòa nhà khác. Chúng tôi ở đó khoảng 10 phút và các nhân viên vườn thú dùng tay vò đầu. Mọi người thực sự sợ hãi. Họ yêu cầu chúng tôi rời đi ngay sau đó và đóng cửa vườn thú", Davis cho biết.

Vườn thú Hamerton nằm gần Sawtry, Cambridgeshire, nuôi nhiều hổ, báo đốm và một số loài mèo hoang dã khác bao gồm linh miêu, mèo rừng xứ Cape và mèo đốm Oncilla. Vườn thú cũng có cả chó sói.

Phương Hoa 

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Bí quyết dự đoán thời điểm cơn mưa ập tới

Thứ ba, 30/5/2017 | 08:00 GMT+7

|

Thứ ba, 30/5/2017 | 08:00 GMT+7

Việc theo dõi thời điểm các ngọn núi, tòa tháp đằng xa bị mưa bao phủ có thể giúp bạn xác định xác định chính xác thời gian cơn mưa kéo tới.

 Phương pháp dự đoán chính xác thời điểm mưa

Chuyên gia Tristan Gooley tiết lộ kinh nghiệm dự đoán thời điểm mưa, dựa vào sự thay đổi tầm nhìn trước mỗi cơn mưa.

Chỉ cần lựa chọn các điểm mốc cố định trên mặt đất như ngọn núi, tòa tháp, chúng ta có thể dự đoán được thời điểm cơn mưa ập tới dựa vào khoảnh khắc điểm mốc đó bị mưa bao phủ, theo Tech Insider.

Tử Quỳnh

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Cách xác định tuổi của cây nhân sâm?

Thứ ba, 30/5/2017 | 06:00 GMT+7

|

Thứ ba, 30/5/2017 | 06:00 GMT+7

Xin hỏi làm thế nào để biết chính xác cây nhân sâm bao nhiêu tuổi? (Thu Thủy)

cach-xac-dinh-tuoi-cua-cay-nhan-sam

Hình minh họa: YouTube.

Mời độc giả đặt câu hỏi .

'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Cá đực trộm trứng của con cái để tự nhân bản

Con đực loài cá này có khả năng nhân bản vô tính. Ảnh: Verge

Con đực loài cá này có khả năng nhân bản vô tính. Ảnh: Verge

Trong nghiên cứu đăng trên tờ Royal Society Open Science, các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi phát hiện một con cá đực thuộc loài Squalius alburnoides ở Tây Ban Nha tạo ra một bản sao giống hệt từ trứng của con cái, theo Verge.

Squalius alburnoides là loài cá lai giữa hai loài khác nhau, một trong số đó hiện đã tuyệt chủng. Khi nghiên cứu 261 con cá con, các nhà khoa học phát hiện một con là bản sao gene hoàn hảo của cá bố. Đây là bằng chứng của hiện tượng con đực tự duy trì nòi giống không cần con cái.

Hiện tượng con đực tự sinh sản vô tính rất hiếm gặp trong tự nhiên, nhất là những loài động vật có xương sống. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện hiện tượng này ở loài cá.

Các nhà khoa học dự đoán có ba khả năng đã xảy ra. Cá đực tạo tinh trùng có gấp đôi chất liệu di truyền so với bình thường trước khi trộm trứng và loại bỏ chất liệu di truyền của con cái. Cũng có thể tinh trùng của cá đực bình thường nhưng trứng thiếu chất liệu di truyền hoặc hai tinh trùng cùng thụ tinh cho một trứng thiếu gene.

"Trong nhiều trường hợp, cách duy trì nòi giống như vậy thường diễn ra khi hai loài cận huyết giao phối tạo ra con lai trong lịch sử tiến hóa và có gì đó thật sự sai lầm với phương thức tiến hóa này", Laura Ross, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Edinburgh cho biết.

Tự nhân bản là hành vi duy trì nòi giống không phổ biến trong tự nhiên vì làm gia tăng nguy cơ cho loài khi sự đa dạng của gene bị giảm sút. Nếu tất cả các cá thể trong một loài có gene như nhau, toàn bộ loài đối diện nguy cơ bị xóa sổ nếu môi trường có biến động lớn.

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Những lầm tưởng phổ biến về hệ Mặt Trời

Trái Đất có dạng hình cầu hoàn hảo

Hình dạng Trái Đất luôn thay đổi không ngừng do sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Nhưng tốc độ di chuyển của chúng rất nhỏ, khoảng 5 cm mỗi năm, theo Bright Side. Trái Đất không phải là hình cầu hoàn hảo mà có dạng ellipsoid, dẹt ở hai cực và phình ra tại khu vực xích đạo. Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu và băng tan chảy đang khiến Trái Đất phình ra to hơn.

nhung-lam-tuong-pho-bien-ve-he-mat-troi

Trái Đất không phải là hình cầu hoàn hảo mà có dạng ellipsoid. Ảnh: Dreamicus.

Mặt Trăng có một mặt tối

Quan điểm cho rằng ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu một phía của Mặt Trăng và phía còn lại luôn chìm trong bóng tối là khá phổ biến. Niềm tin này bắt nguồn từ thực tế đó là Mặt Trăng chỉ có một mặt đối diện với Trái Đất, trong khi mặt còn lại không thể quan sát được từ Trái Đất.

Trên thực tế, Mặt Trời tỏa sáng và sưởi ấm cả phần có thể nhìn thấy và không thể nhìn thấy trên Mặt Trăng. Khoảng thời gian Mặt Trăng quay quanh trục của nó trùng với khoảng thời gian Mặt Trăng bay theo quỹ đạo quanh Trái Đất. Đây là lý do chúng ta chỉ nhìn thấy một mặt của Mặt Trăng.

nhung-lam-tuong-pho-bien-ve-he-mat-troi-1

Mặt Trăng có một mặt luôn hướng về phía Trái Đất. Ảnh: NASA.

Cận cảnh Mặt Trăng quay quanh trục

Sao Thủy là hành tinh có nhiệt độ cao nhất

Sao Thủy ở gần Mặt Trời nhất nên theo lẽ thông thường nhiệt độ bề mặt của nó phải cao hơn các hành tinh khác. Nhưng thực tế cho thấy, hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời là sao Kim, dù nó cách xa Mặt Trời hơn sao Thủy 50 triệu km. Nhiệt độ trung bình vào ban ngày của sao Thủy là 350°C, trong khi đó nhiệt độ sao Kim có thể đạt tới 480°C.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do sao Thủy không có bầu khí quyển, còn sao Kim có bầu khí quyển đậm đặc cấu tạo chủ yếu từ carbon dioxide (CO2) gây ra hiệu ứng nhà kính cường độ cao.

nhung-lam-tuong-pho-bien-ve-he-mat-troi-2

Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời. Ảnh: Wikimedia.

Mặt Trời là một quả cầu lửa khổng lồ

Nhiệt độ trên bề mặt của Mặt Trời cao khủng khiếp, khoảng 5.700°C. Nhiều người so sánh Mặt Trời với một quả cầu lửa khổng lồ. Tuy nhiên đây không phải là sự so sánh chính xác. Những gì chúng ta thấy giống như lửa thực chất là năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Năng lượng này được tạo ra bởi phản ứng nhiệt hạch trong lõi của Mặt Trời.

nhung-lam-tuong-pho-bien-ve-he-mat-troi-3

Mặt Trời tỏa ra nhiều năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Ảnh: NASA.

Ánh sáng Mặt Trời có màu vàng

Những người am hiểu về thiên văn học có thể nói với bạn rằng Mặt Trời thuộc về một nhóm sao gọi là sao lùn vàng. Nhưng giống như tất cả các ngôi sao lùn vàng khác, Mặt Trời hoàn toàn có màu trắng.

Ánh sáng có bước sóng dài trong phần màu vàng và màu đỏ của quang phổ đi qua bầu khí quyển Trái Đất tốt nhất. Ánh sáng ở các bước sóng ngắn hơn trong phần màu xanh lá cây đến tím của quang phổ sẽ bị tán xạ nhiều hơn trong tầng cao khí quyển. Điều này làm cho Mặt Trời có màu vàng.

nhung-lam-tuong-pho-bien-ve-he-mat-troi-4

Nếu quan sát từ bên ngoài bầu khí quyển, Mặt Trời sẽ có màu trắng. Ảnh: NASA.

Trái Đất nằm xa Mặt Trời hơn vào mùa đông và gần hơn vào mùa hè

Đây là một sự hiểu lầm khá phổ biến khác dựa trên thực tế mùa đông thời tiết trở nên lạnh hơn so với mùa hè. Nguyên nhân không phải do Trái Đất ở xa nguồn phát nhiệt nên nhiệt độ trở nên thấp hơn. Thực tế là vào mùa đông Trái Đất đến gần Mặt Trời hơn 5 triệu km so với mùa hè.

Đây là do bên cạnh việc quay quanh Mặt Trời, Trái Đất còn tự quay quanh trục của chính nó. Đây cũng là lý do khiến chúng ta có ban đêm và ban ngày. Trục tự quay của Trái Đất không vuông góc với quỹ đạo dịch chuyển của nó quanh Mặt Trời.

Trong thời gian 6 tháng, phần lớn lượng nhiệt ấm áp từ Mặt Trời sẽ chiếu xuống Nam bán cầu, trong khi nửa năm còn lại chiếu xuống Bắc bán cầu, tạo ra các mùa trong năm. Mùa hè ở Nam bán cầu ấm hơn so với ở Bắc bán cầu. Đây là kết quả của việc Trái Đất di chuyển đến gần Mặt Trời nhất vào tháng một, tức là khi Nam bán cầu đang vào mùa hè.

nhung-lam-tuong-pho-bien-ve-he-mat-troi-5

Dù Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất vào tháng 1 hàng năm, nhưng thời gian này lại là mùa đông ở Bán cầu bắc. Ảnh: Nadirkeval.

Lê Hùng

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

(Khoa học kì thú)Xe buýt trong suốt chạy 200 km/h của tỷ phú Elon Musk

xe-buyt-trong-suot-chay-200-km-h-cua-ty-phu-elon-musk

Thiết kế xe buýt trong suốt siêu tốc của Elon Musk. Ảnh: Boring Company.

Công ty Boring Company của tỷ phú Mỹ Elon Musk vừa hé lộ thiết kế xe buýt chạy bằng điện tốc độ siêu cao dành cho mạng lưới đường ngầm kết nối các thành phố lớn tại nước này, theo Vessel News.

Dù chạy ngầm dưới lòng đất, xe bus này được chế tạo bằng kính trong suốt bao quanh, hành khách có thể ngồi ghế hoặc đứng như xe bus thường. Phương tiện công cộng này được cho là có tốc độ tối đa lên tới 200 km/h.

"Mạng lưới đường ngầm lớn với nhiều tầng sẽ giảm tình trạng kẹt xe ở mọi thành phố, dù nó có lớn tới mức nào", đại diện Boring Company cho biết. Tỷ phú Musk tiết lộ dự án này đang được triển khai, mở đầu là đường hầm bên dưới thành phố Los Angeles, Mỹ.

Nhiều chuyên gia phê phán dự án này là thiếu tính khả thi và không thể áp dụng trong thực tế. Musk cũng thừa nhận khó khăn lớn nhất của dự án là cắt giảm chi phí đào đường hầm. Một số dự án đường hầm ở Mỹ có giá lên tới 625 triệu USD/km. Tỷ phú người Mỹ khẳng định mức giá phải giảm xuống 10 lần để ý tưởng này trở thành hiện thực.

Ngoài việc chở hành khách, khung gầm xe điện của Boring Company có thể dùng để vận chuyển ôtô với tốc độ cao. Người dùng sẽ lái xe vào một thang máy, sau đó được đưa tới bệ chuyên chở để thực hiện hành trình. Sau khi hoàn thành lộ trình, xe sẽ trở lại mặt đất bằng thang máy ở điểm đến.

Ý tưởng về đường ngầm vận chuyển ôtô của Boring Company

Tử Quỳnh

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Hai tháng lết tới bãi đỗ của cỗ máy xúc 5.600 tấn

Thứ hai, 29/5/2017 | 20:30 GMT+7

|

Thứ hai, 29/5/2017 | 20:30 GMT+7

Một nhà làm phim ghi lại hình ảnh RK 5000, một trong những cỗ máy xúc lớn nhất thế giới, lê từng bước từ mỏ lộ thiên trở về bãi đỗ ở Cộng hòa Czech.

Cỗ máy xúc RK 5000 có trọng lượng 5.600 tấn, dài 160 m và cao 40 m, chuyên dùng để đào mỏ. Chiếc máy dịch chuyển nhờ hệ thống thủy lực với 15.000 lít dầu cùng các bộ phận khóa liên động. Đoạn video timelapse được quay với tốc độ 1/100 giây ghi lại quá trình di chuyển về bãi đỗ kéo dài hai tháng của RK 5000.

Phương Hoa (Video: Tech Insider)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Đặc nhiệm Mỹ hướng dẫn cách tự vệ khi bị cướp

Thứ hai, 29/5/2017 | 20:00 GMT+7

|

Thứ hai, 29/5/2017 | 20:00 GMT+7

Trong trường hợp bị cướp, nạn nhân nên tìm cách "bỏ của chạy lấy người" và chỉ chống trả khi không còn lựa chọn nào khác.

 Cách đối phó với cướp tốt nhất là bỏ chạy để bảo toàn mạng sống

Clint Emerson, lính đặc nhiệm hải quân Mỹ, hướng dẫn cách đối phó khi bị cướp tấn công, đặc biệt là những tên cướp có vũ khí, theo Business Insider.

Theo Emerson, khi đối mặt với cướp có vũ trang, đánh trả chỉ là biện pháp cuối cùng. Điều đầu tiên chúng ta cần thực hiện là bỏ chạy để tránh thật xa mối đe dọa, dù phải từ bỏ tài sản.

Tử Quỳnh

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Ý tưởng dùng quần áo để sạc pin cho điện thoại di động

Các nhà khoa học hy vọng sớm có thể tạo ra sản phẩm từ sợi phủ polymer dẫn điện để sạc điện thoại thông minh. Ảnh minh họa: AP

Các nhà khoa học hy vọng sớm có thể tạo ra sản phẩm từ sợi phủ polymer dẫn điện để sạc điện thoại thông minh. Ảnh minh họa: AP

Trisha Andrew, nhà khoa học vật liệu ở Đại học Massachusetts-Amherst, đang phụ trách dự án biến quần áo thành nguồn sạc điện thoại di động nhờ năng lượng sinh ra từ chuyển động của cơ thể người, theo Quartz.

Các nhà khoa học phủ một lớp polymer có độ dày bằng 1/10 đường kính tóc người lên 14 loại sợi như cotton, linen, lụa... bằng phương pháp lắng đọng hơi hóa học. Quá trình này biến sợi vải thành một điện cực, có khả năng truyền dẫn dòng điện sinh ra khi sợi vải cọ xát do chuyển động của con người.

Theo Andrew, với sợi phủ polymer, các nhà khoa học có thể tạo ra vài microwatt điện, đủ để thắp sáng đèn LED. Tính năng dẫn diện không bị ảnh hưởng khi sợi bị cọ xát, gập, giặt là, ngoại trừ lúc tiếp xúc với nước nóng. "Chúng tôi hiện chưa thể sạc điện cho điện thoại thông minh bằng phương pháp này nhưng hy vọng nó sẽ trở thành hiện thực một ngày nào đó", Andrew nói. 

Ứng dụng sợi dẫn điện cho mục tiêu thương mại hiện chưa khả thi. Chi phí là một trở ngại mà Andrew và các đồng nghiệp phải khắc phục vì phương pháp lắng đọng hơi hóa học rất tốn kém và tạo ra một số thách thức về mặt kỹ thuật. 

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Sát thủ đại dương to bằng xe bus sống cùng thời khủng long

Đồ họa giống Pliosaur to như xe buýt sống từ thời khủng long. Ảnh:

Đồ họa giống pliosaur to như xe buýt sống từ thời khủng long. Ảnh: International Business Times

Nhà nghiên cứu Valentin Fischer ở Đại học de Liège, Bỉ ngày 25/5 công bố công trình nghiên cứu về hóa thạch của một giống bò sát pliosaur, sát thủ đại dương có kích cỡ bằng một chiếc xe buýt, theo International Business Times.

Hóa thạch này được phát hiện vào tháng 8/2002 bên bờ sông Volga, Nga, gần thành phố Ulyanovsk trong tình trạng được bảo quản tốt. Hóa thạch có răng sắc nhọn, hàm khỏe mạnh, bốn vây, hộp sọ dài trên 1,5 mét.

Giống bò sát pliosaur sống cùng thời khủng long, với hóa thạch cổ nhất có niên đại khoảng 135 triệu năm. 

Hóa thạch do Fischer phát hiện được đặt tên là Luskhan itilensis, có phần mõm thon dài lạ thường, như mõm cá heo. Cá thể này có kích thước lớn như một chiếc xe bus, với hàm răng rất sắc và 4 chân chèo lớn, đứng đầu trong chuỗi thức ăn dưới đại dương thời cổ đại.

"Đây là đặc điểm ấn tượng nhất, cho thấy loài pliosaur sống trong nhiều khu vực sinh thái hơn chúng ta vẫn nghĩ", Fischer nói.

Theo nghiên cứu mới, loài pliosaur sống sót sau một sự kiện tuyệt chủng ở cuối kỷ Jura, sinh sôi trở lại trước khi tuyệt diệt. Sự biến mất của chúng diễn ra nhiều triệu năm trước sự kiện đại tuyệt chủng 65 triệu năm trước khiến khủng long biến mất khỏi hành tinh.

Pliosaur không có họ hàng với khủng long mà là họ hàng xa của rùa biển hiện đại.

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Những thay đổi trên Trái Đất vào năm 2040

Thứ hai, 29/5/2017 | 15:39 GMT+7

|

Thứ hai, 29/5/2017 | 15:39 GMT+7

Năm 2040, một số nơi ở Trung Đông và châu Phi sẽ biến thành hoang mạc do nhiệt độ cực hạn và con người sẽ phóng tàu vũ trụ có người lái thứ hai đưa người lên định cư trên Hỏa.

Phương Hoa (Video: Hashem Al-Ghaili)

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

(Khoa học kì thú)Ếch khổng lồ bị thợ săn bắn chết gây tranh cãi

Thứ hai, 29/5/2017 | 15:00 GMT+7

|

Thứ hai, 29/5/2017 | 15:00 GMT+7

Bức ảnh chụp một thợ săn người Mỹ với chiến tích là một con ếch trâu dài gần bằng người nhanh chóng gây sốt trên mạng xã hội.

ech-khong-lo-bi-tho-san-ban-chet-gay-tranh-cai

Rangel và con ếch trâu khổng lồ. Ảnh: Facebook.

Một bức ảnh chụp con ếch khổng lồ được Hiệp hội săn bắn nam Texas chia sẻ trên Facebook hôm 26/5, thu hút gần 250.000 lượt chia sẻ và 36.000 bình luận, theo Chron.com. Con ếch quái vật bị thợ săn Markcuz Rangel bắn chết bằng súng trường ở nông trại gần Batesville, nặng gần 6 kg.

Một số ý kiến bình luận bày tỏ sự phẫn nộ khi thợ săn giết chết con vật trong khi những người khác nghi ngờ bức ảnh là sản phẩm dàn dựng.

 Tiếng kêu của loài ếch trâu

Steve Lightfoot, phát ngôn viên Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Texas, cho biết bức ảnh là thật. "Con ếch không thực sự lớn như trong ảnh", Lightfoot cho biết.

Theo Lightfoot, cảm giác to lớn là kết quả của ảo ảnh thị giác tạo ra khi treo con ếch trước ống kính máy ảnh, tương tự như cách ngư dân treo ngược con cá để chúng trông có vẻ lớn hơn. Tuy nhiên, Lightfoot khẳng định đây là một con ếch trâu Mỹ rất lớn.

Phương Hoa 

Xem thêm:
'; var parentDom = $(this).parent().get(0).tagName; var tableDom = $(this).parents('table'); if(parentDom == 'TD' || parentDom == 'td') { tableDom.before(vneVideo).remove(); } }); Parser.SITE_URL = base_url; Parser.URL = js_url; Parser.FLASH_URL = flash_url; Parser.SITE_ID = site_id; Parser.AUTO_PLAY = 1; Parser.parseAll(); } if (typeof(common.parserAdsFullScreen) != 'undefined') { common.parserAdsFullScreen(); } if (typeof(common.resizeImageDetail) != 'undefined') { common.resizeImageDetail(); $(window).resize(function() { common.delayFireOnce(1000).done(function() { common.resizeImageDetail(); }); }); } news_detail.shopParser();
Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!