Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

(Khoa học kì thú)Loại vi khuẩn có thể đoạt mạng sinh viên Mỹ bị bắt ở Triều Tiên

Hình ảnh Otto Warmbier ở thời điểm được đưa đến tòa tối cao ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

Hình ảnh Otto Warmbier ở thời điểm được đưa đến tòa tối cao ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

Otto Warmbier, 22 tuổi, sinh viên Đại học Virginia, Mỹ qua đời hôm 19/6, vài ngày sau khi được Triều Tiên phóng thích trong tình trạng tổn thương não nghiêm trọng. Các quan chức Triều Tiên cho biết Warmbier bị ngộ độc thịt và rơi vào tình trạng hôn mê sau khi uống thuốc an thần, theo USA Today.

Ngộ độc thịt là bệnh hiếm gặp, có thể gây chết người, xảy ra do bệnh nhân nhiễm các độc tố cực mạnh của vi khuẩn Clostridium botulinum, theo ExpressClostridium là một loại trực khuẩn hình que, có khả năng sinh độc tố thần kinh botulimum neurotoxin tuýp A-G, gây liệt cơ, phá hủy thần kinh trung ương khiến nạn nhân tử vong.

Clostridium bình thường không gây hại, nhưng trong môi trường yếm khí, nó trở thành vi khuẩn cực độc. Clostridium có thể được tìm thấy trong đất, bụi hay trầm tích ở sông, biển. 

Con người có thể bị ngộ độc thịt do ăn thực phẩm đóng hộp có vấn đề ở khâu đóng gói, chế biến hay bảo quản; thông qua vết thương do tiêm thuốc phiện chứa vi khuẩn vào cơ thay vì vào mạch máu hoặc nuốt phải bào tử vi khuẩn khi còn bé lúc hệ miễn dịch còn yếu.

Khi cơ thể bị nhiễm độc, các độc tố tấn công hệ thần kinh, gây tê liệt khắp cơ thể, bao gồm các cơ kiểm soát việc thở. Các triệu chứng như cảm thấy không khỏe, nôn mửa, co rút cơ bụng, tiêu chảy hoặc táo bón của bệnh nhân thường diễn ra sau 12-36 tiếng sau khi nhiễm độc nhưng cũng có thể bắt đầu chỉ sau 6 tiếng.

Clostridium có thể biến thành vi khuẩn cực độc trong môi trường yếm khí. Ảnh: Science

Clostridium có thể biến thành vi khuẩn cực độc trong môi trường yếm khí. Ảnh: Science.

Nạn nhân bị ngộ độc thịt được điều trị bằng thuốc kháng độc tố trong điều kiện chăm sóc đặc biệt. Thời điểm điều trị đóng vai trò quan trọng, bởi phần lớn nạn nhân bị ngộ độc thịt sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được chữa trị kịp thời, chỉ có khoảng 5-10% trường hợp tử vong.

Nguyên nhân Warmbier bị ngộ độc thịt chưa được làm rõ. Theo các nguồn tin, Warmbier rơi vào tình trạng hôn mê từ tháng 3/2016, không lâu sau khi bị Bình Nhưỡng kết án sinh viên này 15 tù khổ sai vì có hành vi gỡ bỏ biểu ngữ tuyên truyền trong một khách sạn ở Bình Nhưỡng.

Otto Warmbier được đưa về Mỹ

Dù không bình luận về vụ việc của Warmbier, Robert Glatter, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York, Mỹ cho biết ngộ độc thịt sẽ không khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê. "Tuy nhiên, nếu uống một lượng thừa thuốc an thần, bệnh nhân có khả năng bị hôn mê sâu", Glatter nói.

Vũ Phong

Nơi đón những câu hỏi khoa học kì thú chưa lời giải đáp thỏa đáng của các bạn. Chúc các bạn một ngày vui!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét